Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
Bài làm
Có một đại thi hào người Pháp từng khẳng định: “Thơ là nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn đa cảm”. Ta có thể cảm nhận rõ ràng về điều ấy khi đã có biết bao tác phẩm văn chương đã được chắp bút từ tâm hồn người nghệ sĩ mà cứ thế theo thời gian in dấu trong trái tim con người. Xuôi dòng về những năm tháng lịch sử của cha ông, ta không thể không nhớ về Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc, một người nghệ sĩ với tâm hồn “lộng gió thời đại” luôn thiết tha nỗi niềm dân nước. Với sự nhạy cảm trước thiên nhiên và nỗi lòng luôn hướng về bách tính, non sông, nhà thơ đã bày tỏ nỗi băn khoăn, trăn trở của mình qua bức tranh thiên nhiên, cuộc sống trong thi phẩm Cảnh ngày hè.
Cảnh ngày hè là bài số 43 trong trùm thơ “Bảo kính cảnh giới” – Quốc âm thi tập. Tác phẩm ấy được Nguyễn Trãi chắp bút trong thời gian nhà thơ ở ẩn ở miền đất Côn Sơn, được sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên. Có lẽ đó cũng là chất liệu để sinh ra cái “tình” mà tác giả gửi gắm trong thơ.
Mở đầu bài thơ, ta thấy hiện lên thấp thoáng bóng dáng người thi sĩ đang thả hồn vào thiên nhiên với một tâm thế thật bình thản, nhẹ nhàng:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú quen thuộc, song ở ngay câu thơ đầu tiên của tác phẩm, Nguyễn Trãi đã lược đi một chữ. Đây cũng là một cách tân táo bạo, mới mẻ trong thơ Nôm thuở ấy. Nhịp thơ 1/2/3, chậm rãi phản ánh tư thế ung dung, tự tại vốn có của tác giả. Câu thơ từ đó dường như đã khắc họa thành công hình ảnh nhà thơ đang ngồi dưới bóng cây hóng mát: việc quân, việc nước chắc đã xong, ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Chữ “Rồi” được tách riêng thành một nhịp thể hiện cảm nhận của tác giả về tình cảnh của mình. Nó là từ cổ, với nét nghĩa là nhàn nhã, không vướng bận điều gì. Cuộc đời Nguyễn Trãi thường không mấy lúc được thảnh thơi. Đây là lúc ông được sống ung dung, được thỏa ước nguyện hòa mình với thiên nhiên mà ông hằng yêu mến. Thế nhưng đặt vào hoàn cảnh lịch sử của bài thơ, câu thơ không chỉ đơn giản là hình ảnh thi nhân ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả về một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp. Thế nên, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi nỗi u hoài, biết bao tâm sự, gánh nặng đang đè lên vai. Cả câu thơ từ đó mà thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.
Xem thêm: Bài văn cảm nghĩ của em về người mẹ
Cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè
Trong những phút giây ấy, Nguyễn Trãi đã thả hồn mình vào khung cảnh thiên nhiên cuộc sống. Bức tranh ngày hè trước mắt đã tạo lên những rung cảm nhẹ nhàng, tinh tế trong tâm hồn tác giả để ông viết lên những vần thơ:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Khung cảnh ngày hè trong thơ được mở ra trong thơ là khoảng thời gian lúc cuối ngày – “tịch dương”. Đó là lúc mà cuộc sống đời thường nhộn nhịp đang dần tàn, thay thế bởi bóng tối và sự lặng yên. Ấy vậy mà bức tranh thiên nhiên tác giả mở ra lại không thế. Nó ngập tràn màu sắc, âm thanh, đường nét tươi đẹp, tràn đầy sức sống của tạo vật, đất trời. Mở đầu cho bức tranh thiên nhiên ngày hè là hình ảnh:
Hòe lựu đùn đùn tán rợp giương
Hình ảnh cây hòe được nhà thơ khắc họa bằng một loạt các động từ mạnh “lục”, “đùn đùn”, “tán rợp”. Hình ảnh thơ ấy từ đó mà trở nên tràn đầy sức sống, nhựa sống dường như trào ra hòa lẫn cả với cảnh vật xung quanh. Điểm xuyết cho bức tranh ngày hè ấy còn là sắc hương của hoa sen, hoa lựu:
Xem thêm: Bài văn hay cảm nghĩ về mẹ của tác giả Phạm Ánh Tuyết
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Hè tới là thời điểm hè tới là lúc hoa lựu đơm hoa thắm đỏ đất trời. Và dường như những bông hoa ấy với vẻ đẹp rạng ngời đã in dấu trong tâm hồn người thi sĩ. Bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi không chỉ hài hòa bởi sắc xanh của cỏ cây, rực đỏ của hoa lựu mà còn phảng phất hương thơm dịu dàng của những đóa hoa sen. “Thức đỏ” (màu đỏ) của hoa lựu phải chăng là thức đỏ của tấm lòng sắt son với dân với nước? Mùi hương thơm ngát của sen có phải là lí tưởng chẳng bao giờ phai nhạt của Nguyễn Trãi suốt đời phấn đấu vì đất nước thanh bình, vì nhân dân hạnh phúc? Rõ ràng ở đây, cảnh và người có những nét tương đồng và đều đẹp đẽ, hài hòa.
Bức tranh thiên nhiên được khắc họa trong thơ Nguyễn Trãi không chỉ tươi đẹp bởi hình ảnh, màu sắc của cỏ cây, hoa lá mà còn sinh động bởi những âm thanh của cuộc sống thường ngày:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Thấp thoáng hiện lên trong thơ hình ảnh về một khu chợ đông đúc người qua. Xưa nay “chợ” vẫn được xem như thước đo mức sống của một vùng quê. Vậy nên từ tượng thanh “lao xao” được tác giả sử dụng trong câu thơ như một sự khẳng định vùng quê ấy rất nhộn nhịp vui tươi với cuộc sống nhân dân yên vui, no đủ. Âm thanh xa xa từ khu chợ hòa vào tiếng ve rộn rã cuối ngày tạo thành một bản hòa ca đặc biệt, nên thơ. Và chính bản hòa ca ấy đã làm trào dâng trong thi nhân niềm vui sướng và hơn thế là nỗi khát khao mong mỏi về một cuộc sống đầy đủ cho nhân dân:
Xem thêm: Cảm nghĩ về bài thơ Thiên Trường Vãn Vọng
Rẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Hai câu thơ cuối là tiếng nói của tâm hồn nhà thơ được cất lên từ bức tranh ngày hè tươi đẹp: khát vọng có được cây đàn của vua Nghiêu Thuấn, đàn lên một tiếng nhân dân sẽ được hạnh phúc, ấm no. Khát vọng ấy thật cao cả, đẹp đẽ bởi nó xuất phát từ tiếng nói tâm hồn của một con người suốt đời vì dân vì nước.
Vậy là dẫu hòa mình với thiên nhiên, Nguyễn Trãi vẫn không nguôi nỗi niềm dân nước. Ông tìm thấy ở thiên nhiên hoa cỏ kia một nguồn thi hứng, nguồn động viên, an ủi và khích lệ đáng quý đối với bản thân và qua đó gửi gắm nỗi niềm thiết tha về đất nước, con người. Điều đó càng khiến độc giả cảm nhận được cốt cách của Nguyễn Trãi, bậc trượng phu – chính nhân quân tử trước giông bão cuộc đời.
Bích Hợp
Thông tin cần xem thêm:
Hình Ảnh về Cảm nhận về bài thơ Cảnh Ngày Hè của nhà thơ Nguyễn Trãi cực hay
Video về Cảm nhận về bài thơ Cảnh Ngày Hè của nhà thơ Nguyễn Trãi cực hay
Wiki về Cảm nhận về bài thơ Cảnh Ngày Hè của nhà thơ Nguyễn Trãi cực hay
Cảm nhận về bài thơ Cảnh Ngày Hè của nhà thơ Nguyễn Trãi cực hay
Cảm nhận về bài thơ Cảnh Ngày Hè của nhà thơ Nguyễn Trãi cực hay -
Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
Bài làm
Có một đại thi hào người Pháp từng khẳng định: “Thơ là nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn đa cảm”. Ta có thể cảm nhận rõ ràng về điều ấy khi đã có biết bao tác phẩm văn chương đã được chắp bút từ tâm hồn người nghệ sĩ mà cứ thế theo thời gian in dấu trong trái tim con người. Xuôi dòng về những năm tháng lịch sử của cha ông, ta không thể không nhớ về Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc, một người nghệ sĩ với tâm hồn “lộng gió thời đại” luôn thiết tha nỗi niềm dân nước. Với sự nhạy cảm trước thiên nhiên và nỗi lòng luôn hướng về bách tính, non sông, nhà thơ đã bày tỏ nỗi băn khoăn, trăn trở của mình qua bức tranh thiên nhiên, cuộc sống trong thi phẩm Cảnh ngày hè.
Cảnh ngày hè là bài số 43 trong trùm thơ “Bảo kính cảnh giới” – Quốc âm thi tập. Tác phẩm ấy được Nguyễn Trãi chắp bút trong thời gian nhà thơ ở ẩn ở miền đất Côn Sơn, được sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên. Có lẽ đó cũng là chất liệu để sinh ra cái “tình” mà tác giả gửi gắm trong thơ.
Mở đầu bài thơ, ta thấy hiện lên thấp thoáng bóng dáng người thi sĩ đang thả hồn vào thiên nhiên với một tâm thế thật bình thản, nhẹ nhàng:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú quen thuộc, song ở ngay câu thơ đầu tiên của tác phẩm, Nguyễn Trãi đã lược đi một chữ. Đây cũng là một cách tân táo bạo, mới mẻ trong thơ Nôm thuở ấy. Nhịp thơ 1/2/3, chậm rãi phản ánh tư thế ung dung, tự tại vốn có của tác giả. Câu thơ từ đó dường như đã khắc họa thành công hình ảnh nhà thơ đang ngồi dưới bóng cây hóng mát: việc quân, việc nước chắc đã xong, ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Chữ “Rồi” được tách riêng thành một nhịp thể hiện cảm nhận của tác giả về tình cảnh của mình. Nó là từ cổ, với nét nghĩa là nhàn nhã, không vướng bận điều gì. Cuộc đời Nguyễn Trãi thường không mấy lúc được thảnh thơi. Đây là lúc ông được sống ung dung, được thỏa ước nguyện hòa mình với thiên nhiên mà ông hằng yêu mến. Thế nhưng đặt vào hoàn cảnh lịch sử của bài thơ, câu thơ không chỉ đơn giản là hình ảnh thi nhân ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả về một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp. Thế nên, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi nỗi u hoài, biết bao tâm sự, gánh nặng đang đè lên vai. Cả câu thơ từ đó mà thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.
Xem thêm: Bài văn cảm nghĩ của em về người mẹ
Cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè
Trong những phút giây ấy, Nguyễn Trãi đã thả hồn mình vào khung cảnh thiên nhiên cuộc sống. Bức tranh ngày hè trước mắt đã tạo lên những rung cảm nhẹ nhàng, tinh tế trong tâm hồn tác giả để ông viết lên những vần thơ:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Khung cảnh ngày hè trong thơ được mở ra trong thơ là khoảng thời gian lúc cuối ngày – “tịch dương”. Đó là lúc mà cuộc sống đời thường nhộn nhịp đang dần tàn, thay thế bởi bóng tối và sự lặng yên. Ấy vậy mà bức tranh thiên nhiên tác giả mở ra lại không thế. Nó ngập tràn màu sắc, âm thanh, đường nét tươi đẹp, tràn đầy sức sống của tạo vật, đất trời. Mở đầu cho bức tranh thiên nhiên ngày hè là hình ảnh:
Hòe lựu đùn đùn tán rợp giương
Hình ảnh cây hòe được nhà thơ khắc họa bằng một loạt các động từ mạnh “lục”, “đùn đùn”, “tán rợp”. Hình ảnh thơ ấy từ đó mà trở nên tràn đầy sức sống, nhựa sống dường như trào ra hòa lẫn cả với cảnh vật xung quanh. Điểm xuyết cho bức tranh ngày hè ấy còn là sắc hương của hoa sen, hoa lựu:
Xem thêm: Bài văn hay cảm nghĩ về mẹ của tác giả Phạm Ánh Tuyết
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Hè tới là thời điểm hè tới là lúc hoa lựu đơm hoa thắm đỏ đất trời. Và dường như những bông hoa ấy với vẻ đẹp rạng ngời đã in dấu trong tâm hồn người thi sĩ. Bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi không chỉ hài hòa bởi sắc xanh của cỏ cây, rực đỏ của hoa lựu mà còn phảng phất hương thơm dịu dàng của những đóa hoa sen. “Thức đỏ” (màu đỏ) của hoa lựu phải chăng là thức đỏ của tấm lòng sắt son với dân với nước? Mùi hương thơm ngát của sen có phải là lí tưởng chẳng bao giờ phai nhạt của Nguyễn Trãi suốt đời phấn đấu vì đất nước thanh bình, vì nhân dân hạnh phúc? Rõ ràng ở đây, cảnh và người có những nét tương đồng và đều đẹp đẽ, hài hòa.
Bức tranh thiên nhiên được khắc họa trong thơ Nguyễn Trãi không chỉ tươi đẹp bởi hình ảnh, màu sắc của cỏ cây, hoa lá mà còn sinh động bởi những âm thanh của cuộc sống thường ngày:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Thấp thoáng hiện lên trong thơ hình ảnh về một khu chợ đông đúc người qua. Xưa nay “chợ” vẫn được xem như thước đo mức sống của một vùng quê. Vậy nên từ tượng thanh “lao xao” được tác giả sử dụng trong câu thơ như một sự khẳng định vùng quê ấy rất nhộn nhịp vui tươi với cuộc sống nhân dân yên vui, no đủ. Âm thanh xa xa từ khu chợ hòa vào tiếng ve rộn rã cuối ngày tạo thành một bản hòa ca đặc biệt, nên thơ. Và chính bản hòa ca ấy đã làm trào dâng trong thi nhân niềm vui sướng và hơn thế là nỗi khát khao mong mỏi về một cuộc sống đầy đủ cho nhân dân:
Xem thêm: Cảm nghĩ về bài thơ Thiên Trường Vãn Vọng
Rẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Hai câu thơ cuối là tiếng nói của tâm hồn nhà thơ được cất lên từ bức tranh ngày hè tươi đẹp: khát vọng có được cây đàn của vua Nghiêu Thuấn, đàn lên một tiếng nhân dân sẽ được hạnh phúc, ấm no. Khát vọng ấy thật cao cả, đẹp đẽ bởi nó xuất phát từ tiếng nói tâm hồn của một con người suốt đời vì dân vì nước.
Vậy là dẫu hòa mình với thiên nhiên, Nguyễn Trãi vẫn không nguôi nỗi niềm dân nước. Ông tìm thấy ở thiên nhiên hoa cỏ kia một nguồn thi hứng, nguồn động viên, an ủi và khích lệ đáng quý đối với bản thân và qua đó gửi gắm nỗi niềm thiết tha về đất nước, con người. Điều đó càng khiến độc giả cảm nhận được cốt cách của Nguyễn Trãi, bậc trượng phu – chính nhân quân tử trước giông bão cuộc đời.
Bích Hợp
Bạn thấy bài viết Cảm nhận về bài thơ Cảnh Ngày Hè của nhà thơ Nguyễn Trãi cực hay có giải quyết đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Cảm nhận về bài thơ Cảnh Ngày Hè của nhà thơ Nguyễn Trãi cực hay bên dưới để https://hubm.edu.vn/ có thể chỉnh sửa & cải thiện nội dung tốt hơn cho độc giả nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website ĐH KD & CN Hà Nội
Nguồn: hubm.edu.vn
Chuyên mục: Văn mẫu
#Cảm #nhận #về #bài #thơ #Cảnh #Ngày #Hè #của #nhà #thơ #Nguyễn #Trãi #cực #hay
Trả lời