Văn Mẫu

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão cực hay

Bạn đang xem: Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão cực hay tại TRƯỜNG ĐH KD & CN Hà Nội

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Bài làm

Phạm Ngũ Lão là một trong những danh tướng dưới thời nhà Trần của nước ta. Ông được xem là một trong những con người văn võ song toàn của đất Việt. Là một người thường ra chiến trận nhưng với một tâm hồn nhạy cảm trước cuộc đời, ông đã viết lên những tác phẩm thi ca, tuy không nhiều nhưng đều để lại những dấu ấn riêng trong nền văn học trung đại Việt Nam. Bài thơ Tỏ lòng hay còn gọi là Thuật hoài là một tác phẩm nổi tiếng của Phạm Ngũ Lão. Thi phẩm thể hiện tình yêu nước nồng nàn cùng niềm tự hào và khát vọng cống hiến khi tổ quốc bị xâm lăng của nhà thơ.

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân kỳ hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

cam nhan ve bai tho to long cua pham ngu lao cuc hay - Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão cực hay

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng

Xuôi dòng thời gian về những năm tháng lịch sử chống quân Mông Nguyên của dân tộc, ta sẽ cảm nhận được hiện thực đã khiến tác giả trào dâng nguồn xúc cảm để viết lên những vần thơ về hình ảnh con người và quân đội nhà Trần mạnh mẽ, oai phong ngày ấy trên con đường đánh đuổi giặc ngoại xâm trong ngay những câu thơ mở đầu tác phẩm:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân kỳ hổ khí thôn ngưu

Hai câu thơ đã khắc họa một cách rõ nét hình tượng quân đội nhà Trần với một tư thế hiên ngang đĩnh đạc, chủ động, tự tin khi “hoành sóc”- cầm giáo với một mục đích cao cả lớn lao: bảo vệ non sông. Hơn thế, những con người ấy còn sừng sững kì vĩ, đĩnh đạc hiên ngang, tỏa rạng hình ảnh trong một không gian rộng lớn “giang sơn”, giữa khoảng không gian dài vô tận “kháp kỉ thu”. Câu thơ từ đó thể hiện sức mạnh khỏe khoắn, tư thế hiên ngang sẵn sàng chiến đấu của người tráng sĩ xưa: đứng giữa non sông đất nước hùng vĩ, luôn vững vàng bảo vệ tổ quốc.

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa đoạn thơ trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm

Sức mạnh của đội quân nhà Trần càng được khắc họa một cách rõ ràng và sâu sắc hơn trong câu thơ thứ hai:

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Trong câu thơ, Phạm Ngũ Lão một lần nữa khẳng định sức mạnh vô cùng to lớn của quân đội nhà Trần cũng như khái quát lên hào khí Đông A một thưở vang danh. Chưa một thời đại nào trong lịch sử dân tộc, tầm vóc của con người lại trở nên lớn lao đến vậy. Cách nói ẩn dụ ước lệ quen thuộc trong thi pháp thơ ca trung đại với phép phóng đại “tam quân tì hổ’ cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về đội quân “sát thát” của nhà Trần, với khí thế dũng mãnh, kiên cường. Cụm từ “khí thôn ngưu”, có thể hiểu là khí thế của đội quân ra trận với sức mạnh phi thường đến mức có thể “nuốt trôi trâu”. Câu thơ ấy cũng có thể được hiểu: khí thế ấy sôi sục tới độ át cả sao ngưu, sao mai. Trong cách nói cường điệu, ta thấy được tình cảm tự hào của nhà thơ khi đã nâng tầm vóc của quân dân nhà Trần có thể sáng ngang với thiên nhiên, vũ trụ. Đó là niềm tự hào của một con người được sinh ra trong một đất nước, một thời đại hùng mạnh, đầy phấn chấn, tự tin, luôn khao khát vươn lên, giữ vững chủ quyền cho nước nhà. Từ hình ảnh người tráng sĩ hiên ngang tới tầm vóc lớn lao của ba quân thời đại, rõ ràng, vẻ đẹp người tráng sĩ ấy là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, và vẻ đẹp dân tộc càng tôn vinh thêm vẻ đẹp hùng sảng của những tráng sĩ thời Trần.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về nhân vật Mã Lương trong truyện Cây bút thần rất hay

Với hào khí của một thời chiến đấu oai hùng, bảo vệ từng mảnh đất cho giang sơn đất nước, Phạm Ngũ Lão tiếp tục nói lên những suy nghĩ của bản thân về chí làm trai lúc bấy giờ:

Nam nhi vị liễu công danh trái

Cái “nợ công danh” mà tác giả nhắc tới trong thơ có lẽ là quan niệm về chí làm trai thưở xưa. Với người quân tử trong xã hội phong kiên đương thời, đó là một phẩm chất không thể thiếu. Đã có thật nhiều những câu thơ nhắc đến món nợ công danh của các đấng nam nhi:

Làm trai đứng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

(Nguyễn Công Trứ)

Đối với những người tráng sĩ “bình Nguyên” thuở ấy, trong hoàn cảnh đất nước đang bị lăm le xâm chiếm bởi giặc ngoại xâm, “nợ công danh” mà họ phải trả, đó là làm sao để bảo vệ trọn vẹn đất nước, để có thể đem lại yên ấm cho muôn dân. Nói một cách khác, hùng tâm tráng chí trong lòng người tráng sĩ chính là niềm yêu nước thiết tha sâu nặng, là tiếng nói khát khao được ra trận đánh giặc cứu lấy non sông. Điều đặc biệt là trong từng câu chữ của “Tỏ lòng”, tinh thần bất khuất ấy không được nêu lên một cách giáo điều, khô cứng, mà nó như được tỏa ra từ chính trái tim, thốt lên từ tâm can của một con người với khát vọng đang rực cháy.

Trong khoảng thời gian ấy, chưa giúp được đất nước thoát khỏi chiến tranh, dẹp yên quân thù khỏi bờ cõi, Phạm Ngũ Lão tự cảm thấy hổ thẹn với lòng. Và rồi cảm xúc ấy như lắng đọng trong tâm thức nhà thơ mà hóa thành từng câu chữ:

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

Câu thơ gợi lại một câu chuyện cổ về bậc anh tài Gia Cát Lượng từng giúp hình thành thế chân vạc Tam Quốc, giúp Thục – Ngô chống Tào… Người tướng sĩ thấy hổ thẹn bởi công lao của mình vẫn chưa đáng bao nhiêu so với Tôn Tử, vẫn chưa thể giúp đất nước thoát khỏi đao gươm của giặc ngoại xâm. Song đó lại là cái thẹn cao cả, là cái thẹn lớn lao, đáng trân trọng của một bậc đại trượng phu. Phạm Ngũ Lão được xem là một trong những vị tướng tài ba nhất dưới thời Trần, chức vụ Điện súy thượng tướng quân, vậy còn điều gì khiến người còn hổ thẹn? Có lẽ đó không chỉ là nỗi thẹn, mà là niềm khao khát vươn tới những đỉnh cao. Có những cái thẹn khiến người ta trở nên bé nhỏ, thấp kém nhưng cũng có những cái thẹn cho người ta thấy được cả một tầm vóc lớn lao, ý chí mãnh liệt và khiến con người ta tỏa rạng với vẻ đẹp sáng ngời của hoài bão và nhân cách.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Tỏ lòng là lời tâm sự bày tỏ tâm tư, ý chí của Phạm Ngũ Lão, cũng là của những tráng sĩ thời Trần mà tâm can đều dành trọn cho dân tộc. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, chỉ với một số lượng ngôn từ ít ỏi, song lại đạt được tới sự hàm súc cao độ khi đã dựng lên được những bức chân dung con người và hào khí Đông A với vẻ đẹp hào sảng, khí thế, dũng mãnh kiên cường. Cùng với “Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn, “Bạnh Đằng giang phú”- Trương Hán Siêu, … Tỏ lòng mãi là khúc tráng ca hào hùng ngợi ca vẻ đẹp con người và thời đại, và sẽ tồn tại mãi cùng với dòng trôi chảy của thời gian, in dấu lại trong trái tim của thế hệ độc giả hôm nay và mai sau.

Bích Hợp

Thông tin cần xem thêm:

Hình Ảnh về Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão cực hay

Video về Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão cực hay

Wiki về Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão cực hay

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão cực hay

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão cực hay -

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Bài làm

Phạm Ngũ Lão là một trong những danh tướng dưới thời nhà Trần của nước ta. Ông được xem là một trong những con người văn võ song toàn của đất Việt. Là một người thường ra chiến trận nhưng với một tâm hồn nhạy cảm trước cuộc đời, ông đã viết lên những tác phẩm thi ca, tuy không nhiều nhưng đều để lại những dấu ấn riêng trong nền văn học trung đại Việt Nam. Bài thơ Tỏ lòng hay còn gọi là Thuật hoài là một tác phẩm nổi tiếng của Phạm Ngũ Lão. Thi phẩm thể hiện tình yêu nước nồng nàn cùng niềm tự hào và khát vọng cống hiến khi tổ quốc bị xâm lăng của nhà thơ.

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân kỳ hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

cam nhan ve bai tho to long cua pham ngu lao cuc hay - Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão cực hay

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng

Xuôi dòng thời gian về những năm tháng lịch sử chống quân Mông Nguyên của dân tộc, ta sẽ cảm nhận được hiện thực đã khiến tác giả trào dâng nguồn xúc cảm để viết lên những vần thơ về hình ảnh con người và quân đội nhà Trần mạnh mẽ, oai phong ngày ấy trên con đường đánh đuổi giặc ngoại xâm trong ngay những câu thơ mở đầu tác phẩm:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân kỳ hổ khí thôn ngưu

Hai câu thơ đã khắc họa một cách rõ nét hình tượng quân đội nhà Trần với một tư thế hiên ngang đĩnh đạc, chủ động, tự tin khi “hoành sóc”- cầm giáo với một mục đích cao cả lớn lao: bảo vệ non sông. Hơn thế, những con người ấy còn sừng sững kì vĩ, đĩnh đạc hiên ngang, tỏa rạng hình ảnh trong một không gian rộng lớn “giang sơn”, giữa khoảng không gian dài vô tận “kháp kỉ thu”. Câu thơ từ đó thể hiện sức mạnh khỏe khoắn, tư thế hiên ngang sẵn sàng chiến đấu của người tráng sĩ xưa: đứng giữa non sông đất nước hùng vĩ, luôn vững vàng bảo vệ tổ quốc.

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa đoạn thơ trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm

Sức mạnh của đội quân nhà Trần càng được khắc họa một cách rõ ràng và sâu sắc hơn trong câu thơ thứ hai:

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Trong câu thơ, Phạm Ngũ Lão một lần nữa khẳng định sức mạnh vô cùng to lớn của quân đội nhà Trần cũng như khái quát lên hào khí Đông A một thưở vang danh. Chưa một thời đại nào trong lịch sử dân tộc, tầm vóc của con người lại trở nên lớn lao đến vậy. Cách nói ẩn dụ ước lệ quen thuộc trong thi pháp thơ ca trung đại với phép phóng đại “tam quân tì hổ’ cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về đội quân “sát thát” của nhà Trần, với khí thế dũng mãnh, kiên cường. Cụm từ “khí thôn ngưu”, có thể hiểu là khí thế của đội quân ra trận với sức mạnh phi thường đến mức có thể “nuốt trôi trâu”. Câu thơ ấy cũng có thể được hiểu: khí thế ấy sôi sục tới độ át cả sao ngưu, sao mai. Trong cách nói cường điệu, ta thấy được tình cảm tự hào của nhà thơ khi đã nâng tầm vóc của quân dân nhà Trần có thể sáng ngang với thiên nhiên, vũ trụ. Đó là niềm tự hào của một con người được sinh ra trong một đất nước, một thời đại hùng mạnh, đầy phấn chấn, tự tin, luôn khao khát vươn lên, giữ vững chủ quyền cho nước nhà. Từ hình ảnh người tráng sĩ hiên ngang tới tầm vóc lớn lao của ba quân thời đại, rõ ràng, vẻ đẹp người tráng sĩ ấy là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, và vẻ đẹp dân tộc càng tôn vinh thêm vẻ đẹp hùng sảng của những tráng sĩ thời Trần.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về nhân vật Mã Lương trong truyện Cây bút thần rất hay

Với hào khí của một thời chiến đấu oai hùng, bảo vệ từng mảnh đất cho giang sơn đất nước, Phạm Ngũ Lão tiếp tục nói lên những suy nghĩ của bản thân về chí làm trai lúc bấy giờ:

Nam nhi vị liễu công danh trái

Cái “nợ công danh” mà tác giả nhắc tới trong thơ có lẽ là quan niệm về chí làm trai thưở xưa. Với người quân tử trong xã hội phong kiên đương thời, đó là một phẩm chất không thể thiếu. Đã có thật nhiều những câu thơ nhắc đến món nợ công danh của các đấng nam nhi:

Làm trai đứng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

(Nguyễn Công Trứ)

Đối với những người tráng sĩ “bình Nguyên” thuở ấy, trong hoàn cảnh đất nước đang bị lăm le xâm chiếm bởi giặc ngoại xâm, “nợ công danh” mà họ phải trả, đó là làm sao để bảo vệ trọn vẹn đất nước, để có thể đem lại yên ấm cho muôn dân. Nói một cách khác, hùng tâm tráng chí trong lòng người tráng sĩ chính là niềm yêu nước thiết tha sâu nặng, là tiếng nói khát khao được ra trận đánh giặc cứu lấy non sông. Điều đặc biệt là trong từng câu chữ của “Tỏ lòng”, tinh thần bất khuất ấy không được nêu lên một cách giáo điều, khô cứng, mà nó như được tỏa ra từ chính trái tim, thốt lên từ tâm can của một con người với khát vọng đang rực cháy.

Trong khoảng thời gian ấy, chưa giúp được đất nước thoát khỏi chiến tranh, dẹp yên quân thù khỏi bờ cõi, Phạm Ngũ Lão tự cảm thấy hổ thẹn với lòng. Và rồi cảm xúc ấy như lắng đọng trong tâm thức nhà thơ mà hóa thành từng câu chữ:

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

Câu thơ gợi lại một câu chuyện cổ về bậc anh tài Gia Cát Lượng từng giúp hình thành thế chân vạc Tam Quốc, giúp Thục – Ngô chống Tào… Người tướng sĩ thấy hổ thẹn bởi công lao của mình vẫn chưa đáng bao nhiêu so với Tôn Tử, vẫn chưa thể giúp đất nước thoát khỏi đao gươm của giặc ngoại xâm. Song đó lại là cái thẹn cao cả, là cái thẹn lớn lao, đáng trân trọng của một bậc đại trượng phu. Phạm Ngũ Lão được xem là một trong những vị tướng tài ba nhất dưới thời Trần, chức vụ Điện súy thượng tướng quân, vậy còn điều gì khiến người còn hổ thẹn? Có lẽ đó không chỉ là nỗi thẹn, mà là niềm khao khát vươn tới những đỉnh cao. Có những cái thẹn khiến người ta trở nên bé nhỏ, thấp kém nhưng cũng có những cái thẹn cho người ta thấy được cả một tầm vóc lớn lao, ý chí mãnh liệt và khiến con người ta tỏa rạng với vẻ đẹp sáng ngời của hoài bão và nhân cách.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Tỏ lòng là lời tâm sự bày tỏ tâm tư, ý chí của Phạm Ngũ Lão, cũng là của những tráng sĩ thời Trần mà tâm can đều dành trọn cho dân tộc. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, chỉ với một số lượng ngôn từ ít ỏi, song lại đạt được tới sự hàm súc cao độ khi đã dựng lên được những bức chân dung con người và hào khí Đông A với vẻ đẹp hào sảng, khí thế, dũng mãnh kiên cường. Cùng với “Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn, “Bạnh Đằng giang phú”- Trương Hán Siêu, … Tỏ lòng mãi là khúc tráng ca hào hùng ngợi ca vẻ đẹp con người và thời đại, và sẽ tồn tại mãi cùng với dòng trôi chảy của thời gian, in dấu lại trong trái tim của thế hệ độc giả hôm nay và mai sau.

Bích Hợp


[rule_{ruleNumber}]

Bạn thấy bài viết Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão cực hay có giải quyết đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu  không hãy comment góp ý thêm về Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão cực hay bên dưới để https://hubm.edu.vn/ có thể chỉnh sửa & cải thiện nội dung tốt hơn cho độc giả nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website ĐH KD & CN Hà Nội

Nguồn: hubm.edu.vn
Chuyên mục: Văn mẫu

#Cảm #nhận #về #bài #thơ #Tỏ #lòng #của #Phạm #Ngũ #Lão #cực #hay

ĐH KD & CN Hà Nội

Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà nội là một trường dân lập, thuộc Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, được phép thành lập theo Quyết định số 405/TTg, ngày 15/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Trường chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống văn bằng của Trường nằm trong hệ thống văn bằng quốc gia. Ngày 15/09/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 750/QĐ-TTg về việc đổi tên trường thành Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button