Văn Mẫu

Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương cực hay

Bạn đang xem: Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương cực hay tại TRƯỜNG ĐH KD & CN Hà Nội

Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Bài làm

Về tình cảm đối với Hồ Chí Minh, đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ thể hiện như Minh Huệ với Đêm nay Bác không ngủ, Tố Hữu với Bác ơi, … và Viễn Phương với Viếng lăng Bác. Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắt, cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Và với Viếng lăng Bác cũng vậy, bài thơ được ông viết như một trang nhật kí về chuyến viếng thăm của người con ra lăng Bác, cũng là một cuộc hành hương về với cội nguồn.

Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, nhân dịp ra thăm miền Bắc, nhà thơ vào lăng viếng Bác Hồ. Đó là nguồn cảm hứng cho Viễn Phương viết bài thơ này. Bao trùm lên bài thơ là niềm xúc động nghẹn ngào, lòng biết ơn thiêng liêng thành kính, tự hào cùng niềm xót thương vô hạn. Có lẽ bởi thế mà âm hưởng thơ mang màu sắc trầm buồn nhưng cũng rất trang nghiêm.

Mở đầu bài thơ là sự cảm nhận đầu tiên của Viễn Phương khi lần đầu được thăm lăng Bác với bao bỡ ngỡ vừa quen vừa lạ:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Câu thơ tưởng như đơn thuần là một lời thông báo mà hàm chứa bao niềm xúc động của người con xa lần được ra thăm lăng Bác. “Miền Nam” là mảnh đất “đi trước về sau” của dân tộc, là nỗi trăn trở day dứt lớn nhất trong lòng Bác. Cách dùng đại từ “con” rất thân thương và gần gũi kết hợp phép nói giảm “thăm” tạo ra ý hiểu nhà thơ như một người con xa quê đã trở về thăm cha. Câu thơ không có gì nhiều, mà vẫn khiến ta rưng rưng xúc động. Hai đầu đất nước đã được kết nối bởi cuộc hành hương, nhà thơ – đại diện cho những đứa con xa như trở về với bao nỗi niềm tâm trạng. Có cái gì đó như kìm nén sâu trong lòng, như chực chờ òa ra tức tưởi.

Hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ bắt gặp là hành tre xanh quen thuộc đến nao lòng:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Hình ảnh hàng tre vừa mang tính chất gợi nhắc vừa mang tính biểu trưng sâu sắc. Cây tre vốn là loài cây quen thuộc với mọi làng quê Việt, đã trở thành một phần trong cuộc sống, trong kí ức của người dân Việt Nam. Đồng thời, tre còn là biểu tượng về một phẩm chất anh hùng, về bản sắc con người Việt Nam “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”, về chí khí kiên cường, về cốt cách thanh cao của dân tộc. Thán từ “ôi” đứng đầu câu thơ đã mở ra bao tầng cảm xúc, vừa thể hiện niềm tự hào vừa bày tỏ sự tôn kính thiêng liêng. Màu xanh của tre Việt đã trở thành thứ thân quen trong đời sống dân tộc, thế nhưng, cao quý hơn, màu tre xanh ấy còn là linh hồn, là cốt cách Việt Nam in dấu qua bao thế hệ anh hùng. Đằng sau màn sương mờ ảo là dáng đứng Việt Nam bốn ngàn năm dựng nước, là một dân tộc với những phẩm chất cao đẹp vô cùng.

Xem thêm:  Bài văn cảm nghĩ về gia đình

Khổ thơ thiếp theo, nhà thơ bày tỏ niềm tôn kính thiêng liêng của người con đất  Việt khi đứng trước lăng của vị cha già dân tộc:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Phép điệp “ngày ngày” vô tình tạo ra phép đối xứng độc đáo. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” đã thể hiện sự tôn kính của nhà thơ, đồng thời đó còn là niềm biết ơn của người dân Việt đến Bác. Mặt trời của tự nhiên có thể ban phát hơi ấm, ánh sáng và đem đến sự sống cho muôn loài, còn “mặt trời trong lăng” cũng “đỏ rực” tư tưởng Cách mạng, khát vọng giải phóng dân tộc, mang lại hạnh phúc ấm no cho đất nước. Sự tương xứng, song hành giữa hai hình ảnh mặt trời đã cho thấy công lao vĩ đại của Hồ chủ tịch với dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, dẫu song hành đăng đối, câu thơ còn cho thấy sự khác biệt giữa hai hình ảnh ấy: cãi vĩnh hằng của mặt trời tự nhiên là vô hồn, còn cái vĩnh cửu của “mặt trời trong lăng” thuộc về sự sống, mà sự sống ấy không chỉ là “bảy mươi chín mùa xuân”, sự vĩnh cửu ấy nằm trong tâm thức, trong trái tim mỗi người dân Việt. “Bảy mươi chín mùa xuân” ấy, Người đã sống một cuộc đời như những mùa xuân, và làm nên những mùa xuân cho đất nước, cho cuộc đời.

Hình ảnh “dòng người” là hình ảnh tả thực về những đoàn người ngày ngày vẫn vào lăng viếng Bác. Nhịp thơ chậm rãi, bồi hồi, như tấm lòng, như tậm trạng mỗi người khi đối diện với vị cha già dân tộc. Mỗi bước vào lăng là một nỗi nhớ mong, tiếc thương kính cẩn. Hình ảnh “kết tràng hoa” vừa mang ý tả thực vừa có tầng lớp so sánh ẩn dụ thể hiện niềm biết ơn của nhà thơ: Hàng triệu người dân Việt, hàng triệu kiếp người trong đói khổ lầm than, giờ đây đã nở hoa dưới ánh sáng của Cách mạng, dưới tình yêu thương sâu nặng của Bác.

Xem thêm:  Tả lại hình ảnh ông Tiên trong truyện cổ tích theo trí tưởng tượng của em

Khổ thơ tiếp theo là niềm xúc động nghẹn ngào của nhà thơ khi được vào lăng thăm Bác:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Gam màu của khổ thơ đã thay đổi từ màu đỏ rực của mặt trời thành ánh sáng dịu hiền của vầng trăng. Giờ đây, sau một cuộc đời cống hiến và hy sinh cao cả, Người đang nằm trong giấc ngủ bình yên, trong sự bảo bọc của ánh trăng thân thuộc. Người vẫn luôn gắn bó với thiên nhiên, nhất là vâng trăng thì giờ đây khi đã yên nghỉ trong giấc ngủ ngàn thu, trăng vẫn thủy chung ở bên người. Vầng trăng như người bạn tâm giao của Bác, đã đồng hành cùng Bác trong suối chặng đường kháng chiến đến lúc an nghỉ cuối đời.

Hai câu thơ sau, Viễn Phương bày tỏ nỗi tiếc thương, nỗi xót xa khi phải chấp nhận một sự thật rằng Người – vị cha già vô vàn kính yêu của dân tộc đã không còn nữa.

Ý thơ thể hiện một nghịch lí đầy đau đớn: Với dân tộc, Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, và ngay cả khi đã trở thành vĩ đại, Người vẫn là một con người bình thường, có sinh ra thì cũng có mất đi. Người dẫu là bầu trời của dân tộc, dẫu là mặt trời của đất nước, dẫu sống mãi trong trái tim con dân Việt Nam, nhưng Người đã không còn nữa. Cái “đau nhói ở trong tim” không chỉ là nỗi đau của riêng nhà thơ, không còn là nỗi đau xác thịt của riêng ai, đó là niềm đau chung, là nỗi mất mát không bao giờ bù đắp được trong tâm hồn mỗi người. Sự tồn tại của bầu trời tạo hóa là vĩnh cữu, mà sự tồn tại của “trời xanh” đất nước lại chỉ có “bảy mươi chín mùa xuân”. Thế nhưng, bảy mươi chín mùa xuân ấy Bác đã sống hơn cả một người hùng, bảy mươi chín mùa xuân ấy là cả một cuộc đời vĩ đại.

Xem thêm:  Suy nghĩ và cảm xúc trong truyện Cô bé bán diêm

Khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi dời lăng Bác:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như muốn thay lời từ biệt. Địa danh miền Nam cùng hình ảnh cây tre một lần nữa được lặp lại như muốn hoàn tất một cuộc hành hương, tuy nhiên, ý nghĩa tinh thần đã vượt xa khỏi biên giới của cuộc hành hương. Nỗi niềm “thương trào nước mắt” là tâm trạng của hàng triệu trái tim khi phải rời xa Bác cũng bịn rịn nhớ thương, lưu luyến. Đồng thời, hàng tre xanh ở đầu bài thơ đã được nâng lên thành “cây tre trung hiếu”, đó là cốt cách, là nhân phẩm con người đất Việt. Ở đây, ta bắt gặp ước nguyện hóa thân cao cả của nhà thơ:

cam nhan ve bai tho vieng lang bac cua nha tho vien phuong cuc hay - Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương cực hay

Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác

Đó là ước nguyện dâng trào trong niềm xúc động, trong niềm yêu thương thành kính của người con dân đất Việt với Bác Hồ kính yêu. Giọng thơ trầm lắng, nhưng những ước nguyện kia lại dồn dập trào dâng như niềm cảm xúc ấp ủ bấy lâu, được thể hiện qua điệp ngữ “muốn làm …”. Đó là những ước nguyện nhỏ bé, bình dị nhưng vô cùng đáng trân quý: một tiếng chim, một đóa hoa ngát hương, một cây tre trung hiếu canh giấc ngủ cho Người. Sự thành kính, trang nghiêm trong ý thơ một lần nữa khẳng định sự tôn vinh một con người mà cốt cách, lý tưởng mãi in bóng trong sự nghiệp dân tộc đồng thời còn một lần nữa cho thấy niềm tiếc thương, kính yêu vô cùng của nhà thơ với Bác.

Với giọng thơ trầm lắng, thiết tha xen lẫn niềm tự hào cùng những hình ảnh mang tính biểu trưng cao, kết hợp với tình cảm chân thành sâu sắc của nhà thơ, cộng hưởng với tình yêu thương tha thiết của Bác tới nhân dân miền Nam, tới dân tộc Việt Nam, bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ cũng như toàn dân tộc Việt đối với Bác – vị cha già kính yêu của dân tộc. Có thể nói, bàu thơ là một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn làm thổn thức lòng người mãi mãi.

Bích Hợp

 

Thông tin cần xem thêm:

Hình Ảnh về Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương cực hay

Video về Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương cực hay

Wiki về Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương cực hay

Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương cực hay

Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương cực hay -

Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Bài làm

Về tình cảm đối với Hồ Chí Minh, đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ thể hiện như Minh Huệ với Đêm nay Bác không ngủ, Tố Hữu với Bác ơi, … và Viễn Phương với Viếng lăng Bác. Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắt, cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Và với Viếng lăng Bác cũng vậy, bài thơ được ông viết như một trang nhật kí về chuyến viếng thăm của người con ra lăng Bác, cũng là một cuộc hành hương về với cội nguồn.

Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, nhân dịp ra thăm miền Bắc, nhà thơ vào lăng viếng Bác Hồ. Đó là nguồn cảm hứng cho Viễn Phương viết bài thơ này. Bao trùm lên bài thơ là niềm xúc động nghẹn ngào, lòng biết ơn thiêng liêng thành kính, tự hào cùng niềm xót thương vô hạn. Có lẽ bởi thế mà âm hưởng thơ mang màu sắc trầm buồn nhưng cũng rất trang nghiêm.

Mở đầu bài thơ là sự cảm nhận đầu tiên của Viễn Phương khi lần đầu được thăm lăng Bác với bao bỡ ngỡ vừa quen vừa lạ:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Câu thơ tưởng như đơn thuần là một lời thông báo mà hàm chứa bao niềm xúc động của người con xa lần được ra thăm lăng Bác. “Miền Nam” là mảnh đất “đi trước về sau” của dân tộc, là nỗi trăn trở day dứt lớn nhất trong lòng Bác. Cách dùng đại từ “con” rất thân thương và gần gũi kết hợp phép nói giảm “thăm” tạo ra ý hiểu nhà thơ như một người con xa quê đã trở về thăm cha. Câu thơ không có gì nhiều, mà vẫn khiến ta rưng rưng xúc động. Hai đầu đất nước đã được kết nối bởi cuộc hành hương, nhà thơ – đại diện cho những đứa con xa như trở về với bao nỗi niềm tâm trạng. Có cái gì đó như kìm nén sâu trong lòng, như chực chờ òa ra tức tưởi.

Hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ bắt gặp là hành tre xanh quen thuộc đến nao lòng:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Hình ảnh hàng tre vừa mang tính chất gợi nhắc vừa mang tính biểu trưng sâu sắc. Cây tre vốn là loài cây quen thuộc với mọi làng quê Việt, đã trở thành một phần trong cuộc sống, trong kí ức của người dân Việt Nam. Đồng thời, tre còn là biểu tượng về một phẩm chất anh hùng, về bản sắc con người Việt Nam “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”, về chí khí kiên cường, về cốt cách thanh cao của dân tộc. Thán từ “ôi” đứng đầu câu thơ đã mở ra bao tầng cảm xúc, vừa thể hiện niềm tự hào vừa bày tỏ sự tôn kính thiêng liêng. Màu xanh của tre Việt đã trở thành thứ thân quen trong đời sống dân tộc, thế nhưng, cao quý hơn, màu tre xanh ấy còn là linh hồn, là cốt cách Việt Nam in dấu qua bao thế hệ anh hùng. Đằng sau màn sương mờ ảo là dáng đứng Việt Nam bốn ngàn năm dựng nước, là một dân tộc với những phẩm chất cao đẹp vô cùng.

Xem thêm:  Bài văn cảm nghĩ về gia đình

Khổ thơ thiếp theo, nhà thơ bày tỏ niềm tôn kính thiêng liêng của người con đất  Việt khi đứng trước lăng của vị cha già dân tộc:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Phép điệp “ngày ngày” vô tình tạo ra phép đối xứng độc đáo. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” đã thể hiện sự tôn kính của nhà thơ, đồng thời đó còn là niềm biết ơn của người dân Việt đến Bác. Mặt trời của tự nhiên có thể ban phát hơi ấm, ánh sáng và đem đến sự sống cho muôn loài, còn “mặt trời trong lăng” cũng “đỏ rực” tư tưởng Cách mạng, khát vọng giải phóng dân tộc, mang lại hạnh phúc ấm no cho đất nước. Sự tương xứng, song hành giữa hai hình ảnh mặt trời đã cho thấy công lao vĩ đại của Hồ chủ tịch với dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, dẫu song hành đăng đối, câu thơ còn cho thấy sự khác biệt giữa hai hình ảnh ấy: cãi vĩnh hằng của mặt trời tự nhiên là vô hồn, còn cái vĩnh cửu của “mặt trời trong lăng” thuộc về sự sống, mà sự sống ấy không chỉ là “bảy mươi chín mùa xuân”, sự vĩnh cửu ấy nằm trong tâm thức, trong trái tim mỗi người dân Việt. “Bảy mươi chín mùa xuân” ấy, Người đã sống một cuộc đời như những mùa xuân, và làm nên những mùa xuân cho đất nước, cho cuộc đời.

Hình ảnh “dòng người” là hình ảnh tả thực về những đoàn người ngày ngày vẫn vào lăng viếng Bác. Nhịp thơ chậm rãi, bồi hồi, như tấm lòng, như tậm trạng mỗi người khi đối diện với vị cha già dân tộc. Mỗi bước vào lăng là một nỗi nhớ mong, tiếc thương kính cẩn. Hình ảnh “kết tràng hoa” vừa mang ý tả thực vừa có tầng lớp so sánh ẩn dụ thể hiện niềm biết ơn của nhà thơ: Hàng triệu người dân Việt, hàng triệu kiếp người trong đói khổ lầm than, giờ đây đã nở hoa dưới ánh sáng của Cách mạng, dưới tình yêu thương sâu nặng của Bác.

Xem thêm:  Tả lại hình ảnh ông Tiên trong truyện cổ tích theo trí tưởng tượng của em

Khổ thơ tiếp theo là niềm xúc động nghẹn ngào của nhà thơ khi được vào lăng thăm Bác:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Gam màu của khổ thơ đã thay đổi từ màu đỏ rực của mặt trời thành ánh sáng dịu hiền của vầng trăng. Giờ đây, sau một cuộc đời cống hiến và hy sinh cao cả, Người đang nằm trong giấc ngủ bình yên, trong sự bảo bọc của ánh trăng thân thuộc. Người vẫn luôn gắn bó với thiên nhiên, nhất là vâng trăng thì giờ đây khi đã yên nghỉ trong giấc ngủ ngàn thu, trăng vẫn thủy chung ở bên người. Vầng trăng như người bạn tâm giao của Bác, đã đồng hành cùng Bác trong suối chặng đường kháng chiến đến lúc an nghỉ cuối đời.

Hai câu thơ sau, Viễn Phương bày tỏ nỗi tiếc thương, nỗi xót xa khi phải chấp nhận một sự thật rằng Người – vị cha già vô vàn kính yêu của dân tộc đã không còn nữa.

Ý thơ thể hiện một nghịch lí đầy đau đớn: Với dân tộc, Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, và ngay cả khi đã trở thành vĩ đại, Người vẫn là một con người bình thường, có sinh ra thì cũng có mất đi. Người dẫu là bầu trời của dân tộc, dẫu là mặt trời của đất nước, dẫu sống mãi trong trái tim con dân Việt Nam, nhưng Người đã không còn nữa. Cái “đau nhói ở trong tim” không chỉ là nỗi đau của riêng nhà thơ, không còn là nỗi đau xác thịt của riêng ai, đó là niềm đau chung, là nỗi mất mát không bao giờ bù đắp được trong tâm hồn mỗi người. Sự tồn tại của bầu trời tạo hóa là vĩnh cữu, mà sự tồn tại của “trời xanh” đất nước lại chỉ có “bảy mươi chín mùa xuân”. Thế nhưng, bảy mươi chín mùa xuân ấy Bác đã sống hơn cả một người hùng, bảy mươi chín mùa xuân ấy là cả một cuộc đời vĩ đại.

Xem thêm:  Suy nghĩ và cảm xúc trong truyện Cô bé bán diêm

Khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi dời lăng Bác:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như muốn thay lời từ biệt. Địa danh miền Nam cùng hình ảnh cây tre một lần nữa được lặp lại như muốn hoàn tất một cuộc hành hương, tuy nhiên, ý nghĩa tinh thần đã vượt xa khỏi biên giới của cuộc hành hương. Nỗi niềm “thương trào nước mắt” là tâm trạng của hàng triệu trái tim khi phải rời xa Bác cũng bịn rịn nhớ thương, lưu luyến. Đồng thời, hàng tre xanh ở đầu bài thơ đã được nâng lên thành “cây tre trung hiếu”, đó là cốt cách, là nhân phẩm con người đất Việt. Ở đây, ta bắt gặp ước nguyện hóa thân cao cả của nhà thơ:

cam nhan ve bai tho vieng lang bac cua nha tho vien phuong cuc hay - Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương cực hay

Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác

Đó là ước nguyện dâng trào trong niềm xúc động, trong niềm yêu thương thành kính của người con dân đất Việt với Bác Hồ kính yêu. Giọng thơ trầm lắng, nhưng những ước nguyện kia lại dồn dập trào dâng như niềm cảm xúc ấp ủ bấy lâu, được thể hiện qua điệp ngữ “muốn làm …”. Đó là những ước nguyện nhỏ bé, bình dị nhưng vô cùng đáng trân quý: một tiếng chim, một đóa hoa ngát hương, một cây tre trung hiếu canh giấc ngủ cho Người. Sự thành kính, trang nghiêm trong ý thơ một lần nữa khẳng định sự tôn vinh một con người mà cốt cách, lý tưởng mãi in bóng trong sự nghiệp dân tộc đồng thời còn một lần nữa cho thấy niềm tiếc thương, kính yêu vô cùng của nhà thơ với Bác.

Với giọng thơ trầm lắng, thiết tha xen lẫn niềm tự hào cùng những hình ảnh mang tính biểu trưng cao, kết hợp với tình cảm chân thành sâu sắc của nhà thơ, cộng hưởng với tình yêu thương tha thiết của Bác tới nhân dân miền Nam, tới dân tộc Việt Nam, bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ cũng như toàn dân tộc Việt đối với Bác – vị cha già kính yêu của dân tộc. Có thể nói, bàu thơ là một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn làm thổn thức lòng người mãi mãi.

Bích Hợp

 


[rule_{ruleNumber}]

Bạn thấy bài viết Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương cực hay có giải quyết đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu  không hãy comment góp ý thêm về Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương cực hay bên dưới để https://hubm.edu.vn/ có thể chỉnh sửa & cải thiện nội dung tốt hơn cho độc giả nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website ĐH KD & CN Hà Nội

Nguồn: hubm.edu.vn
Chuyên mục: Văn mẫu

#Cảm #nhận #về #bài #thơ #Viếng #lăng #Bác #của #nhà #thơ #Viễn #Phương #cực #hay

ĐH KD & CN Hà Nội

Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà nội là một trường dân lập, thuộc Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, được phép thành lập theo Quyết định số 405/TTg, ngày 15/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Trường chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống văn bằng của Trường nằm trong hệ thống văn bằng quốc gia. Ngày 15/09/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 750/QĐ-TTg về việc đổi tên trường thành Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button