Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà.
Bài làm
Nhà thơ Hữu Thỉnh từng nhận xét về Nguyễn Quang Sáng là “nhà văn của đồng bào Nam Bộ” bởi “văn chương của ông hồn hậu, mang được hơi thở, phong cách lẫn khẩu khí, phong độ của người dân Nam Bộ”. Một trong số những tác phẩm như thế của Nguyễn Quang Sáng chính là truyện ngắn Chiếc lược ngà – một câu chuyện khắc họa rất cảm động về tình cha con của ông Sáu và bé Thu trên nền khói lửa chiến tranh. Nhân vật bé Thu được miêu tả với những nét tính cách rất đặc sắc cùng tình yêu cha sâu sắc.
Bé Thu – một cô bé tám tuổi – luôn có một tình yêu cha đằm thắm và kì lạ, mặc dù em chưa được gặp cha lấy một lần. Thứ duy nhất cho con bé ý niệm về người cha là tấm ảnh ba mẹ nó chụp chung mà nó vẫn coi là báu vật. Thu dường như dồn toàn bộ tình yêu thương ba mình vào tấm ảnh ấy.
Ngày ba về, con bé hoàn toàn sửng sốt và ngạc nhiên, bởi người đàn ông trước mặt nó đâu có giống ba trong tấm ảnh chụp chung với má nó đâu. Ba nó đâu có vết thẹo dài ghê gớm thế kia. Trong tâm tưởng, Thu coi ba nó là người anh hùng hoàn hảo hoàn mĩ, đẹp đẽ vô cùng. Có lẽ bởi thế, mà từ ngạc nhiên, con bé chuyển sang sợ hãi, sợ người đàn ông lạ mặt tự nhận làm ba nó, sợ cả vết thẹo dài trên má ấy nữa. Hành động chạy vụt vào nhà và kêu thét lên “Má! Má!” đã thể hiện sự hồn nhiên ngây thơ cũng như nỗi sợ hãi trong lòng Thu.
Trong suốt ba ngày ba ở nhà, Thu vẫn ương ngạnh không chịu nhận ba, mà quả thực là con bé không nhận ra ba nó. Con bé cương quyết cho rằng anh Sáu không phải ba nó, mà chỉ là người đàn ông lạ mặt, thậm chí còn sắp sửa chiếm chỗ của ba nó nữa. Có lẽ bởi thế mà Thu đã có những hành động được coi là ngỗ nghịch với ba, từ việc nói năng cộc lốc, cư xử vùng vằng ương ngạnh. Ngay cả khi đối diện với sự giận dữ của má, con bé vẫn nói cộc lốc “Vô ăn cơm”, “Cơm chín rồi”, thậm chí là gọi ba là người ta “Con kêu rồi mà người ta không nghe”. Khi được má giao cho nhiệm vụ trông nồi cơm, ngay cả khi lâm vào thế khó, con bé vẫn nhất quyết không chịu gọi ba để nhận được sự giúp đỡ, mà chỉ nói trống không “Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”. Đỉnh điểm là khi trong bữa ăn, Thu được ba gắp cho cái trứng cá to, vàng ươm – món được coi là quý nhất, ngon nhất, con bé đã cho thấy sự ương ngạnh và cá tính mạnh mẽ của mình. Nó liền “lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm”, một hành động khiến tất cả bàng hoàng. Và ngay cả khi bị ba đánh đau, con bé không khóc lấy một tiếng, “nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”. Sự cứng đầu của con bé còn thể hiện ở việc nó đi ra bến, “cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, như cách nó thể hiện sự giận dữ của mình. Hành động ấy như một lời tuyên bố, một lời thách thức đến người đàn ông đang ngồi trong nhà, đang cướp chỗ của ba nó, và cả má nó nữa. Cách phản ứng mạnh mẽ ấy của Thu khiến cho ông Sáu từ buồn lòng, từ nỗi “khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi” đến chấp nhận việc con bé không chịu nhận cha, thể hiện ở việc sáng hôm sau, lúc sắp đi, anh dẫu muốn ôm con lần cuối mà chỉ nhìn rồi thôi. Tình cha con tưởng chừng như không hình thành được.
Xem thêm: Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân
Cảm nhận về nhân vật bé Thu
Vậy mà, khi ông Sáu sắp đi xa, thì tình cảm thiêng liêng ấy bỗng bùng cháy lên. Lúc đầu, con bé chỉ dám đứng ở góc nhà, lặng lẽ buồn rầu nhìn cha nó bận rộn tiếp khách. Khi đối diện với cha, “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”. Đằng sau đôi mắt mênh mông ấy có lẽ hàm chứa vô vàn những ý nghĩ. Rồi khi ông Sáu chuẩn bị đi, “nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu” rồi chào nó “Ba đi nghe con”, trong sự ngạc nhiên của mọi người, Thu bỗng thét lên “Ba… ba!” cùng cử chỉ ôm chặt lấy cổ ba, hôn khắp mọi nơi, và “hôn cả vết thẹo dài trên má của ba” nữa. Hành đông ấy của Thu như muốn biểu hiện một tình yêu ruột thịt nồng nàn cháy bỏng. Cái hôn ấy như lời chuộc lỗi cho những cư xử ương ngạnh của nó trong mấy ngày qua. Cái hôn ấy như thay tất cả lời yêu thương dành cho ba nó. Cái hôn ấy như vừa để an ủi nỗi đau mà chiến tranh đã hằn lên cơ thể ba nó, vừa để bù đắp lại nhưng hụt hẫng đã qua. Dẫu Nguyễn Quang Sáng không viết nhiều, nhưng chỉ với chi tiết ấy thôi, đã đủ khiến người đọc xúc động trước những nỗi niềm ngây thơ, trước tình yêu thương nồng nàn của Thu.
Xem thêm: Cảm nghĩ về bố của tác giả Ngô Mai Anh
Tiếng gọi ba của Thu như tiếng gọi vỡ ra từ đáy lòng, như chất chứa bao yêu thương, bao giận hờn, bao luyến tiếc của con bé. Tiếng kêu ấy được nhà văn miêu tả như có sức mạnh “như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người”. Tiếng kêu ấy như đánh dấu giây phút thức tỉnh trong Thu, nó không chỉ yêu người ba đẹp đẽ trong tấm ảnh đầu giường kia nữa, nó còn thương và tự hào về người anh hùng đã xả thân trên chiến trận để giành lại độc lập dân tộc. Với Thu, vết thẹo trên má ba nó vừa là chứng tích của khói lửa đạn bom, vừa là chứng tích của sự can trường, quả cảm của ba nó nữa.
Thu có một tình yêu ba sâu sắc, một tình yêu đơn thuần, trong trẻo. Tình yêu ấy là lời giải thích trọn vẹn cho tất cả những ngỗ nghịch, những chống đối ương ngạnh nó dành cho ông Sáu – người đàn ông xa lạ bỗng nhiên đến nhà giành chỗ của ba nó. Bởi vậy, dẫu Thu có cư xử quá đỗi gay gắt, thì người đọc vẫn có thể cảm thông và lượng thứ cho cô bé.
Chiếc lược ngà được kể qua lời một người bạn của ông Sáu, một nhân vật già với giọng kể trầm ấm, khiến truyện ngắn như có âm vang của một huyền thoại. Truyện đã thành công miêu tả tâm lí, tình cảm nhân vật và đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật bé Thu với những nét tính cách rất đặc trưng, cá tính. Với Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công thể hiện một câu chuyện đẹp về tình cha con trên nền khói lửa đạn bom. Qua đó, ta có thể khẳng định, chiến tranh có thể hủy diệt thể xác của con người, hằn lên họ những vết thương, nhưng những tình cảm đẹp như tình cha còn thì không bao giờ chết!
Xem thêm: Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu
Bích Hợp
Thông tin cần xem thêm:
Hình Ảnh về Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược Ngà cực hay
Video về Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược Ngà cực hay
Wiki về Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược Ngà cực hay
Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược Ngà cực hay
Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược Ngà cực hay -
Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà.
Bài làm
Nhà thơ Hữu Thỉnh từng nhận xét về Nguyễn Quang Sáng là “nhà văn của đồng bào Nam Bộ” bởi “văn chương của ông hồn hậu, mang được hơi thở, phong cách lẫn khẩu khí, phong độ của người dân Nam Bộ”. Một trong số những tác phẩm như thế của Nguyễn Quang Sáng chính là truyện ngắn Chiếc lược ngà – một câu chuyện khắc họa rất cảm động về tình cha con của ông Sáu và bé Thu trên nền khói lửa chiến tranh. Nhân vật bé Thu được miêu tả với những nét tính cách rất đặc sắc cùng tình yêu cha sâu sắc.
Bé Thu – một cô bé tám tuổi – luôn có một tình yêu cha đằm thắm và kì lạ, mặc dù em chưa được gặp cha lấy một lần. Thứ duy nhất cho con bé ý niệm về người cha là tấm ảnh ba mẹ nó chụp chung mà nó vẫn coi là báu vật. Thu dường như dồn toàn bộ tình yêu thương ba mình vào tấm ảnh ấy.
Ngày ba về, con bé hoàn toàn sửng sốt và ngạc nhiên, bởi người đàn ông trước mặt nó đâu có giống ba trong tấm ảnh chụp chung với má nó đâu. Ba nó đâu có vết thẹo dài ghê gớm thế kia. Trong tâm tưởng, Thu coi ba nó là người anh hùng hoàn hảo hoàn mĩ, đẹp đẽ vô cùng. Có lẽ bởi thế, mà từ ngạc nhiên, con bé chuyển sang sợ hãi, sợ người đàn ông lạ mặt tự nhận làm ba nó, sợ cả vết thẹo dài trên má ấy nữa. Hành động chạy vụt vào nhà và kêu thét lên “Má! Má!” đã thể hiện sự hồn nhiên ngây thơ cũng như nỗi sợ hãi trong lòng Thu.
Trong suốt ba ngày ba ở nhà, Thu vẫn ương ngạnh không chịu nhận ba, mà quả thực là con bé không nhận ra ba nó. Con bé cương quyết cho rằng anh Sáu không phải ba nó, mà chỉ là người đàn ông lạ mặt, thậm chí còn sắp sửa chiếm chỗ của ba nó nữa. Có lẽ bởi thế mà Thu đã có những hành động được coi là ngỗ nghịch với ba, từ việc nói năng cộc lốc, cư xử vùng vằng ương ngạnh. Ngay cả khi đối diện với sự giận dữ của má, con bé vẫn nói cộc lốc “Vô ăn cơm”, “Cơm chín rồi”, thậm chí là gọi ba là người ta “Con kêu rồi mà người ta không nghe”. Khi được má giao cho nhiệm vụ trông nồi cơm, ngay cả khi lâm vào thế khó, con bé vẫn nhất quyết không chịu gọi ba để nhận được sự giúp đỡ, mà chỉ nói trống không “Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”. Đỉnh điểm là khi trong bữa ăn, Thu được ba gắp cho cái trứng cá to, vàng ươm – món được coi là quý nhất, ngon nhất, con bé đã cho thấy sự ương ngạnh và cá tính mạnh mẽ của mình. Nó liền “lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm”, một hành động khiến tất cả bàng hoàng. Và ngay cả khi bị ba đánh đau, con bé không khóc lấy một tiếng, “nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”. Sự cứng đầu của con bé còn thể hiện ở việc nó đi ra bến, “cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, như cách nó thể hiện sự giận dữ của mình. Hành động ấy như một lời tuyên bố, một lời thách thức đến người đàn ông đang ngồi trong nhà, đang cướp chỗ của ba nó, và cả má nó nữa. Cách phản ứng mạnh mẽ ấy của Thu khiến cho ông Sáu từ buồn lòng, từ nỗi “khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi” đến chấp nhận việc con bé không chịu nhận cha, thể hiện ở việc sáng hôm sau, lúc sắp đi, anh dẫu muốn ôm con lần cuối mà chỉ nhìn rồi thôi. Tình cha con tưởng chừng như không hình thành được.
Xem thêm: Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân
Cảm nhận về nhân vật bé Thu
Vậy mà, khi ông Sáu sắp đi xa, thì tình cảm thiêng liêng ấy bỗng bùng cháy lên. Lúc đầu, con bé chỉ dám đứng ở góc nhà, lặng lẽ buồn rầu nhìn cha nó bận rộn tiếp khách. Khi đối diện với cha, “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”. Đằng sau đôi mắt mênh mông ấy có lẽ hàm chứa vô vàn những ý nghĩ. Rồi khi ông Sáu chuẩn bị đi, “nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu” rồi chào nó “Ba đi nghe con”, trong sự ngạc nhiên của mọi người, Thu bỗng thét lên “Ba… ba!” cùng cử chỉ ôm chặt lấy cổ ba, hôn khắp mọi nơi, và “hôn cả vết thẹo dài trên má của ba” nữa. Hành đông ấy của Thu như muốn biểu hiện một tình yêu ruột thịt nồng nàn cháy bỏng. Cái hôn ấy như lời chuộc lỗi cho những cư xử ương ngạnh của nó trong mấy ngày qua. Cái hôn ấy như thay tất cả lời yêu thương dành cho ba nó. Cái hôn ấy như vừa để an ủi nỗi đau mà chiến tranh đã hằn lên cơ thể ba nó, vừa để bù đắp lại nhưng hụt hẫng đã qua. Dẫu Nguyễn Quang Sáng không viết nhiều, nhưng chỉ với chi tiết ấy thôi, đã đủ khiến người đọc xúc động trước những nỗi niềm ngây thơ, trước tình yêu thương nồng nàn của Thu.
Xem thêm: Cảm nghĩ về bố của tác giả Ngô Mai Anh
Tiếng gọi ba của Thu như tiếng gọi vỡ ra từ đáy lòng, như chất chứa bao yêu thương, bao giận hờn, bao luyến tiếc của con bé. Tiếng kêu ấy được nhà văn miêu tả như có sức mạnh “như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người”. Tiếng kêu ấy như đánh dấu giây phút thức tỉnh trong Thu, nó không chỉ yêu người ba đẹp đẽ trong tấm ảnh đầu giường kia nữa, nó còn thương và tự hào về người anh hùng đã xả thân trên chiến trận để giành lại độc lập dân tộc. Với Thu, vết thẹo trên má ba nó vừa là chứng tích của khói lửa đạn bom, vừa là chứng tích của sự can trường, quả cảm của ba nó nữa.
Thu có một tình yêu ba sâu sắc, một tình yêu đơn thuần, trong trẻo. Tình yêu ấy là lời giải thích trọn vẹn cho tất cả những ngỗ nghịch, những chống đối ương ngạnh nó dành cho ông Sáu – người đàn ông xa lạ bỗng nhiên đến nhà giành chỗ của ba nó. Bởi vậy, dẫu Thu có cư xử quá đỗi gay gắt, thì người đọc vẫn có thể cảm thông và lượng thứ cho cô bé.
Chiếc lược ngà được kể qua lời một người bạn của ông Sáu, một nhân vật già với giọng kể trầm ấm, khiến truyện ngắn như có âm vang của một huyền thoại. Truyện đã thành công miêu tả tâm lí, tình cảm nhân vật và đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật bé Thu với những nét tính cách rất đặc trưng, cá tính. Với Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công thể hiện một câu chuyện đẹp về tình cha con trên nền khói lửa đạn bom. Qua đó, ta có thể khẳng định, chiến tranh có thể hủy diệt thể xác của con người, hằn lên họ những vết thương, nhưng những tình cảm đẹp như tình cha còn thì không bao giờ chết!
Xem thêm: Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu
Bích Hợp
Bạn thấy bài viết Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược Ngà cực hay có giải quyết đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược Ngà cực hay bên dưới để https://hubm.edu.vn/ có thể chỉnh sửa & cải thiện nội dung tốt hơn cho độc giả nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website ĐH KD & CN Hà Nội
Nguồn: hubm.edu.vn
Chuyên mục: Văn mẫu
#Cảm #nhận #về #nhân #vật #bé #Thu #trong #truyện #ngắn #Chiếc #Lược #Ngà #cực #hay
Trả lời