Giáo Dục

Công nghệ 11 Bài 11 Bản vẽ xây dựng

Công nghệ 11 Bài 11: Bản vẽ xây dựng 

Tóm tắt lý thuyết

Khái niệm bản vẽ xây dựng

– Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng như: nhà cửa, cầu đường, bến cảng,… Trong bài trình bày bản vẽ công trình xây dựng hay gặp nhất, đó là bản vẽ nhà.

– Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà. Người thi công căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà.

– Trong hồ sơ ở giai đoạn thiết kế sơ bộ một ngôi nhà thường có bản vẽ các hình chiếu vuông góc và hình cắt của ngôi nhà. Có thể vẽ thêm hình chiếu phối cảnh hoặc hình chiếu trục đo bên ngoài và bên trong ngôi nhà.

Bản vẽ mặt bằng tổng thể

– Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của công trình trên công trường.

Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí các công trình với hệ thồng đường xá, cây xanh… hiện có hoặc dự định xây dựng và quy hoạch của khu đất.

– Ví dụ:

+ Mặt bằng chung của trường trung học cơ sở:

Công nghệ 11: Bài 11. Bản vẽ xây dựng

+ Hình chiếu phối cảnh toàn bộ công trình:

Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 11. Bản vẽ xây dựng - (ảnh 2)

– Các ký hiệu quy ước trong bản vẽ mặt bằng tổng thể:

Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 11. Bản vẽ xây dựng - (ảnh 3)

Những hình ảnh biểu diễn ngôi nhà

1. Mặt bằng

Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 11. Bản vẽ xây dựng - (ảnh 4)

– Tính chất: Là một phần hình phẳng của ngôi nhà bị cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.

Mặt bằng thể hiện vị trí, kích thước của tường vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các thiết bị, đồ đạc…

→ Là bản vẽ quan trọng nhất trong các bản vẽ nhà

– Đặc điểm:

  • Là dạng cắt hoàn toàn, chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt duy nhất.
  • Không thực hiện phần ẩn

– Nếu nhà có nhiều tầng thì phải có bản vẽ mặt bằng riêng cho từng tầng.

2. Mặt đứng

– Tính chất: Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng thẳng đứng để thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà.

– Đặc điểm: Được vẽ bằng nét liền mảnh, không lộ phần khuất

Mặt cắt

– Tính chất: Mặt cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với mặt đứng của ngôi nhà.

– Nội dung: Thể hiện kết cấu các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng theo chiều cao, cửa sổ ..

– Đặc điểm:

  • Không thực hiện phần ẩn
  • Là dạng cắt hoàn toàn, chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt duy nhất.

Ví dụ: Hình vẽ mẫu nhà 2 tầng đơn giản với mặt bằng, mặt tiền và mặt cắt:

Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 11. Bản vẽ xây dựng - (ảnh 5)

Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 11. Bản vẽ xây dựng - (ảnh 6)

Đọc nhanh bản vẽ xây dựng / nhà

 

Nguồn: hubm.edu.vn

#Công #nghệ #Bài #Bản #vẽ #xây #dựng

ĐH KD & CN Hà Nội

Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà nội là một trường dân lập, thuộc Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, được phép thành lập theo Quyết định số 405/TTg, ngày 15/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Trường chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống văn bằng của Trường nằm trong hệ thống văn bằng quốc gia. Ngày 15/09/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 750/QĐ-TTg về việc đổi tên trường thành Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button