Giáo Dục

Công thức cấu tạo của glyxin là – Lý thuyết về glyxin

CÔNG THỨC CẤU TẠO CỦA GLYXIN 

A. H2​N(CH2​)2​COOH.

B. H2​N-CH2​-COOH.

C. C6​H5​NH2​.

D. H2​N-CH(CH3​)-COOH.

Câu trả lời:

Đáp án: B. H2​N-CH2​-COOH.

Giải thích: Glyxin là amino axit đơn giản nhất có CTCT là: H2N – CH2 – COOH

LÝ THUYẾT VỀ GLYXIN 

 Glyxin là gì?

– Định nghĩa: Glyxin (kí hiệu là Gly) là amino axit đơn giản nhất có công thức hóa học là NH2-CH2-COOH. Glyxin là một trong những axit amin proteinogenogen.

– Công thức phân tử: C2H5NO2

– Công thức cấu tạo: NH2-CH2-COOH

Công thức cấu tạo của glyxin là?

– Tên gọi:

  • Tên thay thế: Axit aminoetanoic
  • Tên bán hệ: Axit aminoaxetic
  • Tên thường gọi: Glyxin

Tính chất vật lý của Glyxin

Tính chất vật lý: Glyxin là chất rắn kết tinh không màu, vị ngọt, không phân cực, không quang học.

Tính chất hóa học của Glyxin

* Phản ứng với dung dịch bazơ

Glyxin phản ứng với các dung dịch bazơ do sự có mặt của -COOH.

H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O

* Phản ứng với dung dịch axit (có nhóm NH2​)

H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH

* Phản ứng este hóa nhóm COOH

Công thức cấu tạo của glyxin là gì? (ảnh 2)

* Phản ứng glyxin + HNO2:

Nhóm NH2 trong glyxin tác dụng với axit nitro

H2N-CH2-COOH + HNO2 → HO-CH2-COOH + N2 + H2O

 Điều chế Glyxin

Nó được sản xuất công nghiệp bằng cách cho axit chloroacetic phản ứng với amoniac. Khoảng 15 triệu kg Glyxin được sản xuất hàng năm theo cách này.

ClCH2COOH + 2NH3 → H2NCH2COOH + NH4Cl

Ứng dụng của Glyxin

Glyxin chủ yếu được tìm thấy trong gelatin và sợi tơ tằm và được sử dụng như một chất dinh dưỡng.

Nó cũng là một chất dẫn truyền thần kinh ức chế nhanh.

Glyxin cũng là thành phần quan trọng và là tiền chất của nhiều phân tử, đại phân tử trong tế bào. Là một trong những axit amin tạo protein. Đơn vị mã của nó là GGU, GGC, GGA, GGG.

 BÀI TẬP

Bài tập 1: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch glyxin thì giấy quỳ tím sẽ có màu gì?

A. Màu Vàng

B. Màu tím

C. Màu Đỏ

D. Xanh lam

Đáp án đúng: B. Màu tím

Bài tập 2: Glyxin còn được gọi là:

A. axit a-amino axetic.

B. Axit B-amino propionic.

C. axit a-amino butyric.

D. axit a-amino propionic.

Đáp án đúng: A. axit a-amino axetic.

Bài tập 3: Đốt cháy hoàn toàn 37,68 gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở, sản phẩm cháy gồm CO2, H20 và N2 được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Nếu thủy phân hoàn toàn 0,15 mol X thì thu được 9,00 gam glyxin; 7,12 gam alanin và 11,70 gam valin. Biết độ tan của nitơ nguyên chất trong nước không đáng kể. Giá trị của m là bao nhiêu?

A. 46,88 gam

B. 55,86 gam

C. 48,86 gam

D. 58,56

Đáp án đúng: B. 55,86 gam

Giải thích:

nGly = 0,12; nAla = 0,08; nVal = 0,1.

Quy đổi 0,15 mol X thành:

C2H3ON: 0,3 mol (Tính theo bảo toàn N)

CH2: 0,38 mol (Tính theo bảo toàn C)

H2O: 0,15 mol

→ mX = 25,12

Nếu đốt lượng X này –> nCO2 = 0,98 và nH2O = 0,98

Ta có tỉ lệ:

Đốt 25,12 gam X → nCO2 = nH2O = 0,98

→ Đốt 37,68 gam X nCO2 = nH2O = 1,47

Công thức cấu tạo của glyxin là gì? (ảnh 3)

→ Giảm 55,86 gam.

Bài tập 4:Thuỷ phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 3 peptit X, Y và Z có tỷ lệ mol tương ứng là 1:1:3 trong môi trường axit (tổng số liên kết pepeti cu 3 phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp B, chứa 4,68 gam Valin; 0,89 gam Alanin và 1,5 gam Glyxin. Giá trị của m là:

A. 6,17

B. 6,89

C. 5,81

D. 6,53

Đáp án đúng: A. 6.17

Giải thích:

Công thức cấu tạo của glyxin là gì? (ảnh 4)

 

Nguồn: hubm.edu.vn

#Công #thức #cấu #tạo #của #glyxin #là

ĐH KD & CN Hà Nội

Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà nội là một trường dân lập, thuộc Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, được phép thành lập theo Quyết định số 405/TTg, ngày 15/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Trường chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống văn bằng của Trường nằm trong hệ thống văn bằng quốc gia. Ngày 15/09/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 750/QĐ-TTg về việc đổi tên trường thành Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button