Đọc – hiểu văn bản: “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
Hướng dẫn
Nội dung:
Đọc – hiểu văn bản: “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
I. Đọc – hiểu chú thích:
1. Tác giả: Hàn Mặc Tử
– Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, quê: Làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, Đồng Hới (Quảng Bình).
– Từng kinh qua những công việc như công chức sở đạc điền, làm báo, gắn bó mật thiết với thơ ca. – 1936: Mắc bệnh phong và về chữa bệnh ở trại phong Quy Hòa (Quy Nhơn) và qua đời tại đây.
* Các tác phẩm chính:
+ Thơ: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Thượng thanh khí,Cẩm châu duyên.
+ Kịch thơ: Duyên kì ngộ, Quần tiên hội.
+ Thơ văn xuôi: Chơi giữa mùa trăng.
→ Tuy mắc bệnh nan y nhưng sức sáng tạo thi ca của Hàn Mặc Tử thật phi thường, đáng được người đời kính phục.
* Phong cách nghệ thuật:
+ Hàn Mặc Tử là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới.
+ Diện mạo thơ ông hết sức phức tạp và đầy bí ẩn, thấm đượm một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo… nhưng đó là hình chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng giao cảm với đời.
+ Thơ ông hướng nội, khuynh hướng quay vào nội tâm, ít kể tả theo cái nhìn của con mắt.
– Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới, có sự vận động từ lãng mạn sang tượng trưng đến siêu thực.
2. Tác phẩm: “Đây thôn Vĩ Dạ”.
– Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ được sáng tác năm 1938, trong thời gian nằm trị bệnh tại Quy Hòa – Quy Nhơn, được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. Bài thơ được trích trong tập “Thơ điên” (sau đổi thành “Đau thương”).
– Thể loại: thơ 8 chữ.
– Nội dung: Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
– Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1 (khổ thơ 1): Cảnh vườn tược và con người thôn Vĩ.
+ Phần 2 (khổ thơ 2): Cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng và tâm trạng thi sĩ
+ Phần 3 (khổ thơ 3): Hình ảnh người thiếu nữ và tâm trạng của nhà thơ.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Vẻ đẹp vườn tược và con người thôn Vĩ (khổ thơ 1):
– “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”?
+ Lời mời gọi tha thiết, lời trách móc nhẹ nhàng của cô gái sông Hương
+ Là lời nhà thơ tự trách, tự hỏi mình, là ước ao thầm kín của người đi xa được về lại thôn Vĩ.
→ Khát khao được trở về thôn Vĩ
*Vẻ đẹp thiên nhiên thôn Vĩ:
+ “Nắng hàng cau”: hình ảnh quen thuộc, gần gũi của xứ Huế nói riêng và của miền Trung nói chung
+ “Nắng mới lên”: Ấm áp, dịu dàng, mát mẻ, tinh khiết, ánh nắng của ban mai.
+ Điệp từ “nắng”: gợi vẻ đẹp của nắng thật trong trẻo, rực rỡ, tinh khiết làm bừng sáng cả khoảng trời hồi tưởng.
+ Đại từ phiếm chỉ “vườn ai”: chỉ những khu vườn của quê nhà, gợi cảm giác mơ hồ, bất định trong tâm hồn thi nhân.
+ “Mướt quá”: mượt mà, mỡ màng, óng ả, tràn đầy sức sống của khu vườn.
+ “Xanh như ngọc”: sang trọng, quý phái, dịu nhẹ, long lanh của hoa lá dưới ánh nắng mai.
Xem thêm: Qua nhân vật Phùng, hãy làm tỏ những suy tư, chiêm nghiệm đầy tính triết lí của Nguyễn Minh Châu về cuộc đời và nghệ thuật.
=> Thiên nhiên thôn Vĩ buổi sớm mai đẹp thanh khiết, trong trẻo, thơ mộng và tràn trề sức sống.
* Vẻ đẹp con người thôn Vĩ:
– “Lá trúc chen ngang”: lá trúc mảnh mai, gợi nét đẹp kín đáo, phúc hậu, dịu dàng của con người xứ Huế.
+ “Mặt chữ điền”. Khuôn mặt của người ngay thẳng, cương trực, phúc hậu. Đó là biểu tượng của nét đẹp phúc hậu, hiền lành, trung thực.
+ Dáng vẻ: e thẹn, khép nép.
⇒ Cảnh vật xinh xắn, tươi đẹp. Con người phúc hậu. Thiên nhiên và con người hài hòa với nhau trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng. Câu thơ có sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.
Bình luận:
Bao trùm bài thơ là niềm thích thú say mê, lòng yêu mến tán thưởng vẻ đẹp của cảnh sắc thôn Vĩ. Hàng loạt các hình ảnh về thôn Vĩ hiện lên rất rõ ràng, chân thực tưởng như thi sĩ đang đứng trước cảnh sắc thôn Vĩ mà nâng niu, ngắm nhìn.
Hình ảnh nắng hàng cau nắng mới lên mang một vẻ đẹp lấp lánh tinh khiết. Câu thơ lưu lại một khoảnh khắc thật đẹp khi ngắm nhìn nắng mới trải dần trên những lá cau non. Cảnh vườn ai mướt quá xanh như ngọc thật đẹp thật độc đáo.
Từ “mướt” và hình ảnh so sánh xanh như ngọc đã cộng hưởng hòa lên vẻ đẹp đầy sức cuốn hút của vườn Vĩ Dạ. Đó là một màu xanh mướt óng ả, non tơ đến nuột nà phủ lên khắp khu vườn. cả khu vườn tựa như một viên ngọc bích khổng lồ không chỉ rời rợi sắc xanh mà còn lan tỏa ánh xanh. “Mướt quá” bộc lộ sự trầm trồ của thi sĩ, chứng tỏ Hàn Mặc Tử đang say sưa trong hồi tưởng. Đại từ phiếm chỉ ai xa vời mông lung chứa đựng một nỗi u buồn, xót xa.
Hình ảnh Lá trúc che ngang mặt chữ điền trong câu thơ cuối thật thú vị, ẩn chứa nhiều cách hiểu khác nhau. Đó có thể là khuôn mặt phúc hậu mang nét dịu dàng, duyên dáng của những cô gái Huế. Hình ảnh thơ gợi sự hòa điệu giữa người và cảnh. Cũng có thể hiểu đó là gương mặt thi sĩ khi trở về thôn Vĩ nhưng trong hoàn cảnh lén lút, vụng trộm. Câu thơ là niềm yêu đời mãnh liệt của tâm hồn trĩu nặng mặc cảm chia lìa. Cảnh và người thôn Vĩ thật đẹp nhưng chỉ còn trong hoài niệm.
2. Cảnh sông nước xứ Hếu đêm trăng (khổ thơ 2).
– Không gian mênh mông có đủ gió, mây, sông, nước, trăng, hoa.
– “Gió theo lối gió mây đường mây”: cách ngắt nhịp 4/3 gợi tả không gian gió mây chia lìa như một nghịch cảnh đầy ám ảnh của sự chia lìa, xa cách.
– “Dòng nước buồn thiu”: nghệ thuật nhân hóa dòng sông trở thành một sinh thể mang tâm trạng gợi cảm giác u buồn. Dòng sông không thể tự buồn mà nhà thơ đã gửi nỗi buồn vào dòng sông.
– “Hoa bắp lay”: sự chuyển động rất nhẹ, “lay” gợi nỗi buồn hiu hắt, thưa vắng.
⇒ Cảnh vật được nội tâm hóa bộc lộ nỗi đau thân phận, sự chia lìa xa cách.
– “Sông trăng”: hình ảnh lạ, đẹp, đầy thi vị. Dòng sông tràn ngập ánh trăng vàng. Con thuyền vốn là hình ảnh có thực được nhìn qua con mắt của thi nhân trở thành một hình ảnh mộng tưởng. Thuyền đậu trên bến sông trăng để trở trăng về một nơi nào đó trong mơ. Gợi lên vẻ đẹp lãng mạn, nhẹ nhàng, tất cả đang đắm chìm trong bồng bềnh mơ mộng, như thực như ảo.
– Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi cảm giác mơ hồ, xa lạ, đầy ảo mộng.
– “Có trở trăng về kịp tối nay?”: câu hỏi tu từ thoảng thốt, băn khoăn, có gì đó khắc khoải, khẩn thiết. Chữ kịp khiến cho khoảng thời gian “tối nay” càng trở nên ngắn ngủi. Ta cảm nhận được sự lo sợ, một mặc cảm về hiện tại ngắn ngủi, hé mở cho ta thấy chủ thể như muốn chạy đua với thời gian.
Xem thêm: Phân tích nhân vật Từ Hải qua đoạn thơ Kiều gặp Từ Hải
⇒ Khổ thơ thứ hai đã vẽ nên một bức tranh sông Hương nên thơ, huyền ảo, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ. Cảm xúc chuyển biến đột ngột từ niềm vui của hi vọng gặp gỡ sang trạng thái lo âu đau buồn thất vọng khi tác giả nhớ và mặc cảm về số phận bất hạnh của mình.
Bình luận:
Chỉ bằng vài nét chấm phá Hàn Mặc Tử đã gợi dậy thần thái, linh hồn của Huế trong đêm trăng thơ mộng: mây trời đìu hiu, sông nước lặng tờ, thuyền ai gối bãi ăm ắp đầy trăng. Cảnh sắ hiện lên êm đềm uyền ảo mà tĩnh lặng, u buồn.
Bức tranh chứa đựng tâm trạng não nề của thi sĩ. Mặc cảm chia lìa trong hình ảnh Gió theo lối gió, mây đường mây. Câu thơ hằn lên sự chia lìa ngang trái trớ trêu: gió mây vốn luôn quấn quýt với nhau mà giờ đây gió một đằng, mây một nẻo. Sự chia lìa thấm vào hình ảnh hằn lên trong nhịp điệu thơ: nỗi đau tuyệt giao với cuộc đời của thi sĩ
Nỗi cô đơn bơ vơ trong hình ảnh: “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”. Đó là một nỗi buồn bâng khuâng mà da diết, khắc khoải phảng phấp trong câu thơ để rồi thấm đượm và hồn người đọc. Danh từ “lay” tự nó không vui, không buồn nhưng đặt trong câu thơ này sao lại gợi một nỗi buồn hiu hắt đến thế. Hình ảnh “hoa bắp lay” thật tủi sầu như ám lấy thi sĩ – thân phận bị cuộc đời xa lánh, ruồng bỏ.
Quá tuyệt vọng, Hàn Mặc Tử ao ước có trăng trở về với mình. Câu thơ như lời khẩn cầu da diết, khắc khoải đến cháy bỏng: “Có chở trăng về kịp tối nay”
Thật xót xa khi hiện thực khiến thi sĩ tuyệt vọng: cơ hội ngắm trăng ngắn ngủi trong tối nay mà trăng thì lại ở mãi ngoài kia xa vời vợi, con thuyền chở trăng thì vu vơ, phiếm chỉ.
3. Hình ảnh người thiếu nữ và tâm trạng của nhà thơ (khổ thơ 3).
– Tâm trạng của nhà thơ qua khổ thơ cuối: “Mơ khách đường xa khách đường xa”:
+ Mơ: trạng thái vô thức, nhà thơ đang đắm chìm trong cõi mộng.
+ Điệp ngữ “khách đường xa”: nhấn mạnh khoảng cách xa rời, chỉ là khách trong mơ.
– “Áo em trắng quá nhìn không ra”: từ “quá” diễn tả sự choáng ngợp, thảng thốt; “nhìn không ra” cực tả sắc trắng, trắng một cách kì lạ, bất ngờ. Đây không còn là màu sắc thực nữa mà là màu trong tâm tưởng.
– “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”: câu thơ có thể hiểu theo hai nghĩa.
+ Về nghĩa thực, xứ Huế nắng nhiều, mưa nhiều nên nhiều sương khói và sương khói làm tăng thêm vẻ hư ảo, mộng mơ của xứ Huế.
+ Về nghĩa bóng, sương khói làm mờ ảo cả bóng người hay chính là tượng trưng cho một mối tình mong manh, xa vời, không trọn vẹn.
– “Ai biết tình ai có đậm đà”: đại từ phiếm chỉ “ai” mở ra hai lớp nghĩa:
+ Nhà thơ làm sao biết tình người xứ Huế có đậm đà với mình hay không hay cũng mờ ảo như làn khói kia.
+ Người xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ với cảnh Huế, người Huế hết sức đậm đà, thắm thiết.
⇒ Câu thơ thể hiện nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời đã nhuốm màu đau thương, bất hạnh. Lời thơ bâng khuâng hư thực gợi nỗi buồn xót xa trách móc. Khi hoài niệm về quá khứ xa xôi hay ước vọng về những điều không thể nhà thơ càng thêm đau đớn. Điều đó chứng tỏ tình yêu tha thiết cuộc sống của một con người luôn có khát vọng yêu thương và gắn bó với cuộc đời.
Xem thêm: Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem
Bình luận:
Ao ước có trăng không thành, thi sĩ mơ tưởng về người thôn Vĩ. Nhưng trong giấc mơ người thương yêu thủa nào đã là khách đường xa. Bóng hình người thương vừa hiện ra đã chợt mất hút. Hình bóng người thương hiện lên thật ám ảnh: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Tác giả cực tả sắc trắng lạ lùng của áo em thi sĩ muốn gửi gắm nỗi niềm đắm say trước vẻ đẹp lộng lẫy của người yêu dấu cùng nỗi tuyệt vọng bất lực giữa anh và em là vực sâu thăm thẳm, em là thiên thần còn anh là tội đồ trong địa ngục tối tăm
Thi sĩ đành ngậm ngùi trở về thực tại ở đây là trại phong lạnh lẽo, mịt mù sương khói phủ mờ cả bóng anh. Ta nghe như có tiếng dội đau thương của kiếp người bị lãng quên trong lãnh cung xa thẳm.
Bám víu cuối cùng của thi sĩ là chút tình với cuộc đời ngoài kia nhưng cũng mong manh xa vời lắm: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Câu thơ đọng lại tình yêu hướng về cuộc đời trần thế mãn liệt mà vô vọng, đau đớn.
* Ghi nhớ:
III. Tổng kết:
1. Giá trị nội dung:
Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.
2. Giá trị nghệ thuật:
+ Trí tưởng tượng phong phú. Nghệ thuật so sánh nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ,..
+ Cảm xúc nổi bật thấm đẫm bài thơ là niềm đau thương nhưng mạch thơ hết sức tự do, phóng túng.
+ Cảm xúc tinh tế, tài hoa, bút pháp gợi tả với những hình ảnh biểu tượng mở ra khoảng trống mênh mang đế người đọc tự suy ngẫm, liên tưởng.
+ Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. Ngôn từ trong sáng tinh tế, có khả năng gợi hình biểu cảm cao.
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
- Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc tử)
- Cảm nhận bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
- Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
- Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tình yêu trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
- Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ “Tràng giang” (Huy Cận) và “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử).
- So sánh hai đoạn thơ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) và đoạn thơ trong bài “Tây Tiến” (Quang Dũng)
Luyện Thi tốt nghiệp 12
Phân tích 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Lí Luận Văn Học
110 nhận định hay về thơ ca cần nhớ để trích dẫn vào bài làm văn
Luyện Thi Tuyển Sinh 10
Nghị luận: “Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?”
Đóng vai kể chuyện lớp 9
Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn
Lớn lên cùng sách
Bài thi mẫu: “Lớn lên cùng sách”
Nghị luận văn học 9
Từ lời phủ dụ binh lính của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, hãy suy nghĩ về truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay
Nghị luận văn học 9
Cảm nhận vẻ đẹp Thúy Vân qua 4 câu thơ: “Vân xem trang trọng khác vời…”
Nghị luận văn học 9
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
Luyện Thi tốt nghiệp 12
Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện “Bóng nắng và bóng râm”
Luyện Thi tốt nghiệp 12
Cảm nhận 14 câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
Theo Vanmautonghop.com
Thông tin cần xem thêm:
Hình Ảnh về Đọc – hiểu văn bản: “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
Video về Đọc – hiểu văn bản: “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
Wiki về Đọc – hiểu văn bản: “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
Đọc – hiểu văn bản: “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
Đọc – hiểu văn bản: “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) -
Đọc – hiểu văn bản: “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
Hướng dẫn
Nội dung:
Đọc – hiểu văn bản: “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
I. Đọc – hiểu chú thích:
1. Tác giả: Hàn Mặc Tử
– Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, quê: Làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, Đồng Hới (Quảng Bình).
– Từng kinh qua những công việc như công chức sở đạc điền, làm báo, gắn bó mật thiết với thơ ca. – 1936: Mắc bệnh phong và về chữa bệnh ở trại phong Quy Hòa (Quy Nhơn) và qua đời tại đây.
* Các tác phẩm chính:
+ Thơ: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Thượng thanh khí,Cẩm châu duyên.
+ Kịch thơ: Duyên kì ngộ, Quần tiên hội.
+ Thơ văn xuôi: Chơi giữa mùa trăng.
→ Tuy mắc bệnh nan y nhưng sức sáng tạo thi ca của Hàn Mặc Tử thật phi thường, đáng được người đời kính phục.
* Phong cách nghệ thuật:
+ Hàn Mặc Tử là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới.
+ Diện mạo thơ ông hết sức phức tạp và đầy bí ẩn, thấm đượm một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo… nhưng đó là hình chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng giao cảm với đời.
+ Thơ ông hướng nội, khuynh hướng quay vào nội tâm, ít kể tả theo cái nhìn của con mắt.
– Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới, có sự vận động từ lãng mạn sang tượng trưng đến siêu thực.
2. Tác phẩm: “Đây thôn Vĩ Dạ”.
– Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ được sáng tác năm 1938, trong thời gian nằm trị bệnh tại Quy Hòa – Quy Nhơn, được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. Bài thơ được trích trong tập “Thơ điên” (sau đổi thành “Đau thương”).
– Thể loại: thơ 8 chữ.
– Nội dung: Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
– Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1 (khổ thơ 1): Cảnh vườn tược và con người thôn Vĩ.
+ Phần 2 (khổ thơ 2): Cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng và tâm trạng thi sĩ
+ Phần 3 (khổ thơ 3): Hình ảnh người thiếu nữ và tâm trạng của nhà thơ.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Vẻ đẹp vườn tược và con người thôn Vĩ (khổ thơ 1):
– “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”?
+ Lời mời gọi tha thiết, lời trách móc nhẹ nhàng của cô gái sông Hương
+ Là lời nhà thơ tự trách, tự hỏi mình, là ước ao thầm kín của người đi xa được về lại thôn Vĩ.
→ Khát khao được trở về thôn Vĩ
*Vẻ đẹp thiên nhiên thôn Vĩ:
+ “Nắng hàng cau”: hình ảnh quen thuộc, gần gũi của xứ Huế nói riêng và của miền Trung nói chung
+ “Nắng mới lên”: Ấm áp, dịu dàng, mát mẻ, tinh khiết, ánh nắng của ban mai.
+ Điệp từ “nắng”: gợi vẻ đẹp của nắng thật trong trẻo, rực rỡ, tinh khiết làm bừng sáng cả khoảng trời hồi tưởng.
+ Đại từ phiếm chỉ “vườn ai”: chỉ những khu vườn của quê nhà, gợi cảm giác mơ hồ, bất định trong tâm hồn thi nhân.
+ “Mướt quá”: mượt mà, mỡ màng, óng ả, tràn đầy sức sống của khu vườn.
+ “Xanh như ngọc”: sang trọng, quý phái, dịu nhẹ, long lanh của hoa lá dưới ánh nắng mai.
Xem thêm: Qua nhân vật Phùng, hãy làm tỏ những suy tư, chiêm nghiệm đầy tính triết lí của Nguyễn Minh Châu về cuộc đời và nghệ thuật.
=> Thiên nhiên thôn Vĩ buổi sớm mai đẹp thanh khiết, trong trẻo, thơ mộng và tràn trề sức sống.
* Vẻ đẹp con người thôn Vĩ:
– “Lá trúc chen ngang”: lá trúc mảnh mai, gợi nét đẹp kín đáo, phúc hậu, dịu dàng của con người xứ Huế.
+ “Mặt chữ điền”. Khuôn mặt của người ngay thẳng, cương trực, phúc hậu. Đó là biểu tượng của nét đẹp phúc hậu, hiền lành, trung thực.
+ Dáng vẻ: e thẹn, khép nép.
⇒ Cảnh vật xinh xắn, tươi đẹp. Con người phúc hậu. Thiên nhiên và con người hài hòa với nhau trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng. Câu thơ có sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.
Bình luận:
Bao trùm bài thơ là niềm thích thú say mê, lòng yêu mến tán thưởng vẻ đẹp của cảnh sắc thôn Vĩ. Hàng loạt các hình ảnh về thôn Vĩ hiện lên rất rõ ràng, chân thực tưởng như thi sĩ đang đứng trước cảnh sắc thôn Vĩ mà nâng niu, ngắm nhìn.
Hình ảnh nắng hàng cau nắng mới lên mang một vẻ đẹp lấp lánh tinh khiết. Câu thơ lưu lại một khoảnh khắc thật đẹp khi ngắm nhìn nắng mới trải dần trên những lá cau non. Cảnh vườn ai mướt quá xanh như ngọc thật đẹp thật độc đáo.
Từ “mướt” và hình ảnh so sánh xanh như ngọc đã cộng hưởng hòa lên vẻ đẹp đầy sức cuốn hút của vườn Vĩ Dạ. Đó là một màu xanh mướt óng ả, non tơ đến nuột nà phủ lên khắp khu vườn. cả khu vườn tựa như một viên ngọc bích khổng lồ không chỉ rời rợi sắc xanh mà còn lan tỏa ánh xanh. “Mướt quá” bộc lộ sự trầm trồ của thi sĩ, chứng tỏ Hàn Mặc Tử đang say sưa trong hồi tưởng. Đại từ phiếm chỉ ai xa vời mông lung chứa đựng một nỗi u buồn, xót xa.
Hình ảnh Lá trúc che ngang mặt chữ điền trong câu thơ cuối thật thú vị, ẩn chứa nhiều cách hiểu khác nhau. Đó có thể là khuôn mặt phúc hậu mang nét dịu dàng, duyên dáng của những cô gái Huế. Hình ảnh thơ gợi sự hòa điệu giữa người và cảnh. Cũng có thể hiểu đó là gương mặt thi sĩ khi trở về thôn Vĩ nhưng trong hoàn cảnh lén lút, vụng trộm. Câu thơ là niềm yêu đời mãnh liệt của tâm hồn trĩu nặng mặc cảm chia lìa. Cảnh và người thôn Vĩ thật đẹp nhưng chỉ còn trong hoài niệm.
2. Cảnh sông nước xứ Hếu đêm trăng (khổ thơ 2).
– Không gian mênh mông có đủ gió, mây, sông, nước, trăng, hoa.
– “Gió theo lối gió mây đường mây”: cách ngắt nhịp 4/3 gợi tả không gian gió mây chia lìa như một nghịch cảnh đầy ám ảnh của sự chia lìa, xa cách.
– “Dòng nước buồn thiu”: nghệ thuật nhân hóa dòng sông trở thành một sinh thể mang tâm trạng gợi cảm giác u buồn. Dòng sông không thể tự buồn mà nhà thơ đã gửi nỗi buồn vào dòng sông.
– “Hoa bắp lay”: sự chuyển động rất nhẹ, “lay” gợi nỗi buồn hiu hắt, thưa vắng.
⇒ Cảnh vật được nội tâm hóa bộc lộ nỗi đau thân phận, sự chia lìa xa cách.
– “Sông trăng”: hình ảnh lạ, đẹp, đầy thi vị. Dòng sông tràn ngập ánh trăng vàng. Con thuyền vốn là hình ảnh có thực được nhìn qua con mắt của thi nhân trở thành một hình ảnh mộng tưởng. Thuyền đậu trên bến sông trăng để trở trăng về một nơi nào đó trong mơ. Gợi lên vẻ đẹp lãng mạn, nhẹ nhàng, tất cả đang đắm chìm trong bồng bềnh mơ mộng, như thực như ảo.
– Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi cảm giác mơ hồ, xa lạ, đầy ảo mộng.
– “Có trở trăng về kịp tối nay?”: câu hỏi tu từ thoảng thốt, băn khoăn, có gì đó khắc khoải, khẩn thiết. Chữ kịp khiến cho khoảng thời gian “tối nay” càng trở nên ngắn ngủi. Ta cảm nhận được sự lo sợ, một mặc cảm về hiện tại ngắn ngủi, hé mở cho ta thấy chủ thể như muốn chạy đua với thời gian.
Xem thêm: Phân tích nhân vật Từ Hải qua đoạn thơ Kiều gặp Từ Hải
⇒ Khổ thơ thứ hai đã vẽ nên một bức tranh sông Hương nên thơ, huyền ảo, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ. Cảm xúc chuyển biến đột ngột từ niềm vui của hi vọng gặp gỡ sang trạng thái lo âu đau buồn thất vọng khi tác giả nhớ và mặc cảm về số phận bất hạnh của mình.
Bình luận:
Chỉ bằng vài nét chấm phá Hàn Mặc Tử đã gợi dậy thần thái, linh hồn của Huế trong đêm trăng thơ mộng: mây trời đìu hiu, sông nước lặng tờ, thuyền ai gối bãi ăm ắp đầy trăng. Cảnh sắ hiện lên êm đềm uyền ảo mà tĩnh lặng, u buồn.
Bức tranh chứa đựng tâm trạng não nề của thi sĩ. Mặc cảm chia lìa trong hình ảnh Gió theo lối gió, mây đường mây. Câu thơ hằn lên sự chia lìa ngang trái trớ trêu: gió mây vốn luôn quấn quýt với nhau mà giờ đây gió một đằng, mây một nẻo. Sự chia lìa thấm vào hình ảnh hằn lên trong nhịp điệu thơ: nỗi đau tuyệt giao với cuộc đời của thi sĩ
Nỗi cô đơn bơ vơ trong hình ảnh: “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”. Đó là một nỗi buồn bâng khuâng mà da diết, khắc khoải phảng phấp trong câu thơ để rồi thấm đượm và hồn người đọc. Danh từ “lay” tự nó không vui, không buồn nhưng đặt trong câu thơ này sao lại gợi một nỗi buồn hiu hắt đến thế. Hình ảnh “hoa bắp lay” thật tủi sầu như ám lấy thi sĩ – thân phận bị cuộc đời xa lánh, ruồng bỏ.
Quá tuyệt vọng, Hàn Mặc Tử ao ước có trăng trở về với mình. Câu thơ như lời khẩn cầu da diết, khắc khoải đến cháy bỏng: “Có chở trăng về kịp tối nay”
Thật xót xa khi hiện thực khiến thi sĩ tuyệt vọng: cơ hội ngắm trăng ngắn ngủi trong tối nay mà trăng thì lại ở mãi ngoài kia xa vời vợi, con thuyền chở trăng thì vu vơ, phiếm chỉ.
3. Hình ảnh người thiếu nữ và tâm trạng của nhà thơ (khổ thơ 3).
– Tâm trạng của nhà thơ qua khổ thơ cuối: “Mơ khách đường xa khách đường xa”:
+ Mơ: trạng thái vô thức, nhà thơ đang đắm chìm trong cõi mộng.
+ Điệp ngữ “khách đường xa”: nhấn mạnh khoảng cách xa rời, chỉ là khách trong mơ.
– “Áo em trắng quá nhìn không ra”: từ “quá” diễn tả sự choáng ngợp, thảng thốt; “nhìn không ra” cực tả sắc trắng, trắng một cách kì lạ, bất ngờ. Đây không còn là màu sắc thực nữa mà là màu trong tâm tưởng.
– “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”: câu thơ có thể hiểu theo hai nghĩa.
+ Về nghĩa thực, xứ Huế nắng nhiều, mưa nhiều nên nhiều sương khói và sương khói làm tăng thêm vẻ hư ảo, mộng mơ của xứ Huế.
+ Về nghĩa bóng, sương khói làm mờ ảo cả bóng người hay chính là tượng trưng cho một mối tình mong manh, xa vời, không trọn vẹn.
– “Ai biết tình ai có đậm đà”: đại từ phiếm chỉ “ai” mở ra hai lớp nghĩa:
+ Nhà thơ làm sao biết tình người xứ Huế có đậm đà với mình hay không hay cũng mờ ảo như làn khói kia.
+ Người xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ với cảnh Huế, người Huế hết sức đậm đà, thắm thiết.
⇒ Câu thơ thể hiện nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời đã nhuốm màu đau thương, bất hạnh. Lời thơ bâng khuâng hư thực gợi nỗi buồn xót xa trách móc. Khi hoài niệm về quá khứ xa xôi hay ước vọng về những điều không thể nhà thơ càng thêm đau đớn. Điều đó chứng tỏ tình yêu tha thiết cuộc sống của một con người luôn có khát vọng yêu thương và gắn bó với cuộc đời.
Xem thêm: Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem
Bình luận:
Ao ước có trăng không thành, thi sĩ mơ tưởng về người thôn Vĩ. Nhưng trong giấc mơ người thương yêu thủa nào đã là khách đường xa. Bóng hình người thương vừa hiện ra đã chợt mất hút. Hình bóng người thương hiện lên thật ám ảnh: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Tác giả cực tả sắc trắng lạ lùng của áo em thi sĩ muốn gửi gắm nỗi niềm đắm say trước vẻ đẹp lộng lẫy của người yêu dấu cùng nỗi tuyệt vọng bất lực giữa anh và em là vực sâu thăm thẳm, em là thiên thần còn anh là tội đồ trong địa ngục tối tăm
Thi sĩ đành ngậm ngùi trở về thực tại ở đây là trại phong lạnh lẽo, mịt mù sương khói phủ mờ cả bóng anh. Ta nghe như có tiếng dội đau thương của kiếp người bị lãng quên trong lãnh cung xa thẳm.
Bám víu cuối cùng của thi sĩ là chút tình với cuộc đời ngoài kia nhưng cũng mong manh xa vời lắm: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Câu thơ đọng lại tình yêu hướng về cuộc đời trần thế mãn liệt mà vô vọng, đau đớn.
* Ghi nhớ:
III. Tổng kết:
1. Giá trị nội dung:
Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.
2. Giá trị nghệ thuật:
+ Trí tưởng tượng phong phú. Nghệ thuật so sánh nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ,..
+ Cảm xúc nổi bật thấm đẫm bài thơ là niềm đau thương nhưng mạch thơ hết sức tự do, phóng túng.
+ Cảm xúc tinh tế, tài hoa, bút pháp gợi tả với những hình ảnh biểu tượng mở ra khoảng trống mênh mang đế người đọc tự suy ngẫm, liên tưởng.
+ Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. Ngôn từ trong sáng tinh tế, có khả năng gợi hình biểu cảm cao.
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
- Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc tử)
- Cảm nhận bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
- Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
- Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tình yêu trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
- Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ “Tràng giang” (Huy Cận) và “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử).
- So sánh hai đoạn thơ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) và đoạn thơ trong bài “Tây Tiến” (Quang Dũng)
Luyện Thi tốt nghiệp 12
Phân tích 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Lí Luận Văn Học
110 nhận định hay về thơ ca cần nhớ để trích dẫn vào bài làm văn
Luyện Thi Tuyển Sinh 10
Nghị luận: “Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?”
Đóng vai kể chuyện lớp 9
Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn
Lớn lên cùng sách
Bài thi mẫu: “Lớn lên cùng sách”
Nghị luận văn học 9
Từ lời phủ dụ binh lính của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, hãy suy nghĩ về truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay
Nghị luận văn học 9
Cảm nhận vẻ đẹp Thúy Vân qua 4 câu thơ: “Vân xem trang trọng khác vời…”
Nghị luận văn học 9
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
Luyện Thi tốt nghiệp 12
Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện “Bóng nắng và bóng râm”
Luyện Thi tốt nghiệp 12
Cảm nhận 14 câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
Theo Vanmautonghop.com
Bạn thấy bài viết Đọc – hiểu văn bản: “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) có giải quyết đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Đọc – hiểu văn bản: “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) bên dưới để https://hubm.edu.vn/ có thể chỉnh sửa & cải thiện nội dung tốt hơn cho độc giả nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website ĐH KD & CN Hà Nội
Nguồn: hubm.edu.vn
Chuyên mục: Văn mẫu
#Đọc #hiểu #văn #bản #Đây #thôn #Vĩ #Dạ #Hàn #Mặc #Tử
Trả lời