Văn Mẫu

Giải thích câu tục ngữ Lá Lành Đùm Lá Rách cực hay

Bạn đang xem: Giải thích câu tục ngữ Lá Lành Đùm Lá Rách cực hay tại TRƯỜNG ĐH KD & CN Hà Nội

Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

Bài làm

Từ bao đời nay, dân tộc ta luôn tự hào về truyền thống văn hóa với bao giá trị đạo đức đáng trân quý. Những bài học nhân sinh sâu sắc được ông cha ta nâng niu, gìn giữ qua nhiều thế hệ và được kết tinh trong những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích. Một trong số ấy là câu tục ngữ “Lá lành đùm là rách”.

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là lời dạy của ông cha về truyền thống tương thân tương ái của dân tộc. Trên bề mặt ngôn từ, ta có thể hiểu rằng trong một cái cây, những chiếc lá lành lặn có thể che chở những chiếc lá rách tránh khỏi gió bão để không bị rụng khỏi cành. Tuy nhiên, khi xem xét dưới tầng nghĩa ẩn dụ, câu tục ngữ mang ý nghĩa sâu sắc và sự giáo dục con người một cách tinh tế. Hai hình ảnh “lá lành” – “lá rách” được đặt cạnh nhau dễ khiến ta liên tưởng đến những số phận khác nhau trong xã hội có người giàu cũng có người nghèo, có người có cuộc sống hạnh phúc cũng có người bất hạnh, khó khăn. Câu tục ngữ đã thể hiện một lối sống tốt đẹp trong cuộc đời, người giàu giúp người nghèo, người đủ đầy giúp kẻ túng thiếu, … Đó là lời dạy về tình yêu thương, về lòng nhân ái giữa người với người trong cuộc sống.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ Giấy rách phải giữ lấy lề

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã mang đến một bài học thật đáng trân quý. Bất cứ ai sinh ra ở đời cũng mong ước một cuộc sống đủ đầy hạnh phúc, nhưng đâu phải ai cũng được như ý muốn. Đưa tay giúp đỡ một ai đó đang lúc khó khăn là ta đã trao hạnh phúc, trao niềm vui đến họ. Sự giúp đỡ ấy dù nhỏ bé giản đơn hay cao sang vĩ đại đều thật đáng quý. Khi ta mang hạnh phúc đến với ai đó, ta cũng đồng thời tạo ra hạnh phúc nhỏ bé cho chính bản thân mình, bởi “hương hoa hồng sẽ vương lên tay áo của người tặng nó”.  Và biết đâu, lòng tốt ta trao đi hôm nay sẽ được gửi trao lại vào một ngày nào đó. Nếu mỗi người đều sẵn lòng “tương thân tương ái”, biết giúp đỡ những người khó khăn hơn mình, ta sẽ có một xã hội văn minh, giàu tính nhân văn. Thêm một nụ cười là bớt đi một nỗi đau.

giai thich cau tuc ngu la lanh dum la rach cuc hay - Giải thích câu tục ngữ Lá Lành Đùm Lá Rách cực hay

Giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách

Tiếp nối truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc, chúng ta đã có nhiều hành động đáng quý. Đó là dự án “Cơm có thịt”, với ước muốn mang đến “bữa cơm” đủ đầy cho những em bé vùng cao. Đó là chương trình “Cặp lá yêu thương” đã giúp đỡ bao mảnh đời bé nhỏ vượt qua khó khăn, được sống ấm no và cắp sách đến trường, với niềm hy vọng về cuộc sống hạnh phúc hơn. Đó là những Làng trẻ em SOS, là những mái ấm tình thương, là những lần nhân dân cả nước hướng trái tim về khúc ruột miền Trung mùa lũ lớn … Đó là bao tấm lòng đáng quý.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về con chó Bấc trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã

Tuy nhiên, đôi khi ta cũng bắt gặp những kẻ vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh. Họ có thể xua đuổi một đứa bé nghèo, khinh rẻ một cụ già hành khất, …Những kẻ như thế chắc hẳn đâu biết đến tình thương, luôn ích kỉ giữ hạnh phúc cho riêng mình.Một trái tim lạnh lẽo từ chối trao yêu thương cho kẻ khác sẽ mãi cô độc trong vùng đất của chính mình. Những con người như thế đáng bị chê trách, lên án.

Mỗi chúng ta đều có thể trao đi sự giúp đỡ đến người khác. Sự giúp đỡ ta trao đi dù nhỏ bé hay lớn lao đều mang đến niềm hạnh phúc vô ngần. Hạnh phúc đôi khi tồn tại trong đồng tiền lẻ ta đặt vào tay người hành khất, trong cuốn sách ta trao cho em bé nghèo không có tiền đến lớp, trong cái ôm hay nụ cười gửi đến bạn khi có chuyện buồn lòng, …

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” của cha ông đã thể hiện truyền thống đạo lí quý báu bao đời nay của dân tộc Việt. Lời dạy ấy sẽ mãi trường tồn cùng tháng năm bởi giữa người với người luôn có sự gắn kết vô hình là lòng nhân ái. Bạn ơi, hãy trao đi yêu thương khi có thể, như lời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết:

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không

Để gió cuốn đi …

Bích Hợp

Xem thêm:  Đề bài: Đọc – hiểu về chủ đề dám thể hiện bản thân

Thông tin cần xem thêm:

Hình Ảnh về Giải thích câu tục ngữ Lá Lành Đùm Lá Rách cực hay

Video về Giải thích câu tục ngữ Lá Lành Đùm Lá Rách cực hay

Wiki về Giải thích câu tục ngữ Lá Lành Đùm Lá Rách cực hay

Giải thích câu tục ngữ Lá Lành Đùm Lá Rách cực hay

Giải thích câu tục ngữ Lá Lành Đùm Lá Rách cực hay -

Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

Bài làm

Từ bao đời nay, dân tộc ta luôn tự hào về truyền thống văn hóa với bao giá trị đạo đức đáng trân quý. Những bài học nhân sinh sâu sắc được ông cha ta nâng niu, gìn giữ qua nhiều thế hệ và được kết tinh trong những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích. Một trong số ấy là câu tục ngữ “Lá lành đùm là rách”.

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là lời dạy của ông cha về truyền thống tương thân tương ái của dân tộc. Trên bề mặt ngôn từ, ta có thể hiểu rằng trong một cái cây, những chiếc lá lành lặn có thể che chở những chiếc lá rách tránh khỏi gió bão để không bị rụng khỏi cành. Tuy nhiên, khi xem xét dưới tầng nghĩa ẩn dụ, câu tục ngữ mang ý nghĩa sâu sắc và sự giáo dục con người một cách tinh tế. Hai hình ảnh “lá lành” – “lá rách” được đặt cạnh nhau dễ khiến ta liên tưởng đến những số phận khác nhau trong xã hội có người giàu cũng có người nghèo, có người có cuộc sống hạnh phúc cũng có người bất hạnh, khó khăn. Câu tục ngữ đã thể hiện một lối sống tốt đẹp trong cuộc đời, người giàu giúp người nghèo, người đủ đầy giúp kẻ túng thiếu, … Đó là lời dạy về tình yêu thương, về lòng nhân ái giữa người với người trong cuộc sống.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ Giấy rách phải giữ lấy lề

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã mang đến một bài học thật đáng trân quý. Bất cứ ai sinh ra ở đời cũng mong ước một cuộc sống đủ đầy hạnh phúc, nhưng đâu phải ai cũng được như ý muốn. Đưa tay giúp đỡ một ai đó đang lúc khó khăn là ta đã trao hạnh phúc, trao niềm vui đến họ. Sự giúp đỡ ấy dù nhỏ bé giản đơn hay cao sang vĩ đại đều thật đáng quý. Khi ta mang hạnh phúc đến với ai đó, ta cũng đồng thời tạo ra hạnh phúc nhỏ bé cho chính bản thân mình, bởi “hương hoa hồng sẽ vương lên tay áo của người tặng nó”.  Và biết đâu, lòng tốt ta trao đi hôm nay sẽ được gửi trao lại vào một ngày nào đó. Nếu mỗi người đều sẵn lòng “tương thân tương ái”, biết giúp đỡ những người khó khăn hơn mình, ta sẽ có một xã hội văn minh, giàu tính nhân văn. Thêm một nụ cười là bớt đi một nỗi đau.

giai thich cau tuc ngu la lanh dum la rach cuc hay - Giải thích câu tục ngữ Lá Lành Đùm Lá Rách cực hay

Giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách

Tiếp nối truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc, chúng ta đã có nhiều hành động đáng quý. Đó là dự án “Cơm có thịt”, với ước muốn mang đến “bữa cơm” đủ đầy cho những em bé vùng cao. Đó là chương trình “Cặp lá yêu thương” đã giúp đỡ bao mảnh đời bé nhỏ vượt qua khó khăn, được sống ấm no và cắp sách đến trường, với niềm hy vọng về cuộc sống hạnh phúc hơn. Đó là những Làng trẻ em SOS, là những mái ấm tình thương, là những lần nhân dân cả nước hướng trái tim về khúc ruột miền Trung mùa lũ lớn … Đó là bao tấm lòng đáng quý.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về con chó Bấc trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã

Tuy nhiên, đôi khi ta cũng bắt gặp những kẻ vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh. Họ có thể xua đuổi một đứa bé nghèo, khinh rẻ một cụ già hành khất, …Những kẻ như thế chắc hẳn đâu biết đến tình thương, luôn ích kỉ giữ hạnh phúc cho riêng mình.Một trái tim lạnh lẽo từ chối trao yêu thương cho kẻ khác sẽ mãi cô độc trong vùng đất của chính mình. Những con người như thế đáng bị chê trách, lên án.

Mỗi chúng ta đều có thể trao đi sự giúp đỡ đến người khác. Sự giúp đỡ ta trao đi dù nhỏ bé hay lớn lao đều mang đến niềm hạnh phúc vô ngần. Hạnh phúc đôi khi tồn tại trong đồng tiền lẻ ta đặt vào tay người hành khất, trong cuốn sách ta trao cho em bé nghèo không có tiền đến lớp, trong cái ôm hay nụ cười gửi đến bạn khi có chuyện buồn lòng, …

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” của cha ông đã thể hiện truyền thống đạo lí quý báu bao đời nay của dân tộc Việt. Lời dạy ấy sẽ mãi trường tồn cùng tháng năm bởi giữa người với người luôn có sự gắn kết vô hình là lòng nhân ái. Bạn ơi, hãy trao đi yêu thương khi có thể, như lời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết:

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không

Để gió cuốn đi …

Bích Hợp

Xem thêm:  Đề bài: Đọc – hiểu về chủ đề dám thể hiện bản thân


[rule_{ruleNumber}]

Bạn thấy bài viết Giải thích câu tục ngữ Lá Lành Đùm Lá Rách cực hay có giải quyết đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu  không hãy comment góp ý thêm về Giải thích câu tục ngữ Lá Lành Đùm Lá Rách cực hay bên dưới để https://hubm.edu.vn/ có thể chỉnh sửa & cải thiện nội dung tốt hơn cho độc giả nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website ĐH KD & CN Hà Nội

Nguồn: hubm.edu.vn
Chuyên mục: Văn mẫu

#Giải #thích #câu #tục #ngữ #Lá #Lành #Đùm #Lá #Rách #cực #hay

ĐH KD & CN Hà Nội

Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà nội là một trường dân lập, thuộc Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, được phép thành lập theo Quyết định số 405/TTg, ngày 15/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Trường chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống văn bằng của Trường nằm trong hệ thống văn bằng quốc gia. Ngày 15/09/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 750/QĐ-TTg về việc đổi tên trường thành Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button