Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
Bài làm
Từ bao đời nay, dân tộc ta luôn tự hào về truyền thống văn hóa giàu có và đậm đà bản sắc. Những bài học nhân sinh quý giá đã được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ đời cha truyền đời con, qua quá trình gạn đục, khơi trong đã được đúc kết lại trong những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích. Một trong số ấy là câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
Hiểu theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bắt đầu của “nước”. Hiểu theo nghĩa bóng, “nguồn” chỉ những người đi trước đã có công tạo ra những thành quả để lại cho thế hệ sau, giống như nước chảy ra từ nguồn, thì những thành quả đáng trân quý mà ta được thừa hưởng hôm nay cũng được tạo nên bởi các bậc có công ấy. Vì vậy, “uống nước” cũng có nghĩa là thừa hưởng những thành quả cha ông để lại. Tác giả dân gian đã mượn mối quan hệ giữa “nước” và “nguồn” trong tự nhiên để nói nên một triết lí nhân sinh sâu sắc: Khi được hưởng một thành quả nào đó, hãy nhớ ơn những người đi trước đã để lại cho ta và đền ơn họ một cách xứng đáng.
Mọi điều trên thế giới này đều có một cội nguồn nào đó. Nếu không có nguồn cội, có ông bà tổ tiên đi trước thì đâu có chúng ta ngày hôm nay. Nếu không có sự hy sinh của bao chiến sĩ nơi sa trường, bao giọt nước mắt lặng thầm ngóng trông của những người vợ, người mẹ nơi quê nhà, thì chúng ta đâu có được sống trong đất nước tự do độc lập. Không có những giọt mồ hôi sớm khuya của cha mẹ, những đứa con có được lớn lên và trưởng thành dưới bóng cây của hạnh phúc ấm no?
Xem thêm: Giải thích câu nói Học học nữa học mãi cực hay
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã để lại cho mỗi chúng ta bài học thật đúng đắn và sâu sắc về lòng biết ơn. Đó là lời khuyên răn mỗi người hãy luôn ghi nhớ, luôn trân trọng công lao của những người đã miệt mài lao động, thậm chí là hy sinh cả mồ hôi sương máu và hạnh phúc của bản thân để tạo cho ta những thành quả quý giá. Bài học đạo lí ấy của ông cha thật đáng quý và đáng trân trọng bởi giá trị đạo đức ấy sẽ luôn trường tồn với thời gian bất kể sự chảy trôi của năm tháng.
Từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn coi trọng đức tính biết ơn. Thuở xa xưa học trò thường biếu thầy đồ mâm bánh tự gói vào ngày Tết để tỏ lòng kính trọng, biết ơn. Dân ta còn có những ngày lễ đặc biệt để thể hiện tấm lòng ấy với thế hệ đi trước như ngày Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3, ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Lễ vu lan còn được gọi là lễ báo hiếu được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch,…
Bài học đạo lí của ông cha vẫn luôn tồn tại ngay trong cuộc sống đời thường. Biết ơn là khi ta thương mẹ một nắng hai sương mà tự dặn lòng học tập để tìm lấy cuộc sống tốt hơn cho chính mình và gia đình. Biết ơn là khi ta nâng niu bát cơm đầy để không phụ lòng người nông dân đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt để làm nên hạt gạo. Biết ơn còn là khi ta quyết chí phát triển, dựng xây đất nước để nối tiếp truyền thống cha ông, nối tiếp công lao của bao người đã ngã xuống vì màu cờ sắc áo …
Xem thêm: Giải thích câu tục ngữ Lời nói gói vàng cực hay
Thế nhưng, đôi khi, trong cuộc sống, ta vẫn có thể bắt gặp một ai đó không có lòng biết ơn. Đó là những kẻ hẹp hòi, ích kỉ, chỉ biết sống vì chính mình mà quay lưng với những người đã cho họ cuộc sống ấm no. Những người như thế hẳn sẽ phải nhận một hình phạt thích đáng, chịu sự xa lánh, tẩy chay của xã hội.
Đạo lí ngàn đời “Uống nước nhớ nguồn” của ông cha là bài học đầy tính nhân văn, là triết lí nhân sinh sâu sắc, thấm thía nét đẹp bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta hãy biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy. Là học sinh, hãy cùng phấn đấu, học tập và lao động để xứng đáng với công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy và bao người đã đưa ta đến với bóng cây của hạnh phúc ấm no.
Bích Hợp
Thông tin cần xem thêm:
Hình Ảnh về Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn cực hay
Video về Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn cực hay
Wiki về Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn cực hay
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn cực hay
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn cực hay -
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
Bài làm
Từ bao đời nay, dân tộc ta luôn tự hào về truyền thống văn hóa giàu có và đậm đà bản sắc. Những bài học nhân sinh quý giá đã được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ đời cha truyền đời con, qua quá trình gạn đục, khơi trong đã được đúc kết lại trong những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích. Một trong số ấy là câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
Hiểu theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bắt đầu của “nước”. Hiểu theo nghĩa bóng, “nguồn” chỉ những người đi trước đã có công tạo ra những thành quả để lại cho thế hệ sau, giống như nước chảy ra từ nguồn, thì những thành quả đáng trân quý mà ta được thừa hưởng hôm nay cũng được tạo nên bởi các bậc có công ấy. Vì vậy, “uống nước” cũng có nghĩa là thừa hưởng những thành quả cha ông để lại. Tác giả dân gian đã mượn mối quan hệ giữa “nước” và “nguồn” trong tự nhiên để nói nên một triết lí nhân sinh sâu sắc: Khi được hưởng một thành quả nào đó, hãy nhớ ơn những người đi trước đã để lại cho ta và đền ơn họ một cách xứng đáng.
Mọi điều trên thế giới này đều có một cội nguồn nào đó. Nếu không có nguồn cội, có ông bà tổ tiên đi trước thì đâu có chúng ta ngày hôm nay. Nếu không có sự hy sinh của bao chiến sĩ nơi sa trường, bao giọt nước mắt lặng thầm ngóng trông của những người vợ, người mẹ nơi quê nhà, thì chúng ta đâu có được sống trong đất nước tự do độc lập. Không có những giọt mồ hôi sớm khuya của cha mẹ, những đứa con có được lớn lên và trưởng thành dưới bóng cây của hạnh phúc ấm no?
Xem thêm: Giải thích câu nói Học học nữa học mãi cực hay
Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã để lại cho mỗi chúng ta bài học thật đúng đắn và sâu sắc về lòng biết ơn. Đó là lời khuyên răn mỗi người hãy luôn ghi nhớ, luôn trân trọng công lao của những người đã miệt mài lao động, thậm chí là hy sinh cả mồ hôi sương máu và hạnh phúc của bản thân để tạo cho ta những thành quả quý giá. Bài học đạo lí ấy của ông cha thật đáng quý và đáng trân trọng bởi giá trị đạo đức ấy sẽ luôn trường tồn với thời gian bất kể sự chảy trôi của năm tháng.
Từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn coi trọng đức tính biết ơn. Thuở xa xưa học trò thường biếu thầy đồ mâm bánh tự gói vào ngày Tết để tỏ lòng kính trọng, biết ơn. Dân ta còn có những ngày lễ đặc biệt để thể hiện tấm lòng ấy với thế hệ đi trước như ngày Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3, ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Lễ vu lan còn được gọi là lễ báo hiếu được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch,…
Bài học đạo lí của ông cha vẫn luôn tồn tại ngay trong cuộc sống đời thường. Biết ơn là khi ta thương mẹ một nắng hai sương mà tự dặn lòng học tập để tìm lấy cuộc sống tốt hơn cho chính mình và gia đình. Biết ơn là khi ta nâng niu bát cơm đầy để không phụ lòng người nông dân đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt để làm nên hạt gạo. Biết ơn còn là khi ta quyết chí phát triển, dựng xây đất nước để nối tiếp truyền thống cha ông, nối tiếp công lao của bao người đã ngã xuống vì màu cờ sắc áo …
Xem thêm: Giải thích câu tục ngữ Lời nói gói vàng cực hay
Thế nhưng, đôi khi, trong cuộc sống, ta vẫn có thể bắt gặp một ai đó không có lòng biết ơn. Đó là những kẻ hẹp hòi, ích kỉ, chỉ biết sống vì chính mình mà quay lưng với những người đã cho họ cuộc sống ấm no. Những người như thế hẳn sẽ phải nhận một hình phạt thích đáng, chịu sự xa lánh, tẩy chay của xã hội.
Đạo lí ngàn đời “Uống nước nhớ nguồn” của ông cha là bài học đầy tính nhân văn, là triết lí nhân sinh sâu sắc, thấm thía nét đẹp bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta hãy biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy. Là học sinh, hãy cùng phấn đấu, học tập và lao động để xứng đáng với công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy và bao người đã đưa ta đến với bóng cây của hạnh phúc ấm no.
Bích Hợp
Bạn thấy bài viết Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn cực hay có giải quyết đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn cực hay bên dưới để https://hubm.edu.vn/ có thể chỉnh sửa & cải thiện nội dung tốt hơn cho độc giả nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website ĐH KD & CN Hà Nội
Nguồn: hubm.edu.vn
Chuyên mục: Văn mẫu
#Giải #thích #câu #tục #ngữ #Uống #nước #nhớ #nguồn #cực #hay
Trả lời