Đề bài: Phân tích bài thơ Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Bài làm
Trong quá trình vận động và phát triển của nền thơ ca thời kì kháng chiến chống Mỹ xuất hiện các nhà thơ trẻ, trong đó phải nhắc đến tên tuổi của Nguyễn Khoa Điềm. Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ có mặt và đi suốt cả chặng đường kháng chiến, và đã đánh dấu thành tựu của mình qua những chặng đường sáng tác. Phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm trong suốt thời kì kháng chiến là cảm hứng lớn về nhân dân và đất nước. Với Nguyễn Khoa Điềm tình yêu Đất Nước làm sống dậy trong trang thơ từ bốn năm của dân tộc. Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự hiện diện của những gì gần gũi nhất, thân thương của mỗi con người Việt Nam.
Phần đầu của bài thơ thể hiện một quan niệm độc đáo, nhưng bao quát, một tính chất thời đại về Đất Nước. Trước hết Đất Nước là những gì gần gũi, gắn bó nhất với từng con người Việt Nam, cũng là bộ phận nhân dân rộng lớn. Bằng những câu thơ có tính chất định nghĩa và bằng những dòng kể về những sự vật vốn rất bình thường mà mỗi chúng ta đều đã tiếp xúc, quen thuộc từ thuở ấu thơ để định nghĩa về khái niệm Đất Nước. Nguyễn Khoa Điềm đưa ra những khái niệm rất tự nhiên và dễ đi vào lòng người.
Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa
Ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết
trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng, hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
Khi xưa Đất Nước gắn liền với những huyền thoại, truyền thuyết, với những vương triều hùng mạnh. Ngày nay Nguyễn Khoa Điềm lại ngược với dòng cảm xúc của mình, trở về với hành trình gũi gũi mà xa xăm của lịch sử, gần gũi vói kí ức của tuổi ấu thơ. Đó là từ những ngày xửa, ngày xưa mẹ kể con nghe dưới những mái nhà đơn sơ nơi bà nhai những miếng trầu đỏ thắm. Đất Nước là cây tre ngan đời đánh giặc và nghĩa tình mẹ cha đằm thắm. Cội nguồn không có gì khác ngoài gia đình thân thuộc, ấm cúng. Những câu thơ nhẹ nhàng, ấm áp bay bổng trong đời và hòa trộn trong câu ca dao cổ tích. Đất Nước mà Nguyễn Khoa Điềm diễn tả là những gì có thể bắt gặp ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình, của mỗi con người. Để nói về lịch sử trường tồn của Đất Nước nhà thơ không bắt đầu bằng việc đưa ra các sử liệu mà bằng những gì gần gũi, quen thuộc trong đời sống của nhân dân, được gợi ra bởi chất liệu văn hóa dân gian, của ca dao, của tục ngữ. Những câu thơ mở đầu đã gợi ra những truyền thuyết cổ tích vào loại xa xưa nhất của dân tộc đó là câu chuyện trầu cau, là truyền thuyết thánh gióng là nền văn minh lúa nước đã hình thành từ thời âu lạc xa xưa. Đó là những cảm nhận về chiều sâu lịch sử của Đất Nước thể hiện ngay trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Đất Nước hiện lên nên thơ bay bổng và mỹ lệ. Trong con mắt tinh tế của Nguyễn Khoa Điềm Đất Nước còn là chiều rộng của không gian địa lý, Đất Nước trường tồn trong không gian và thời gian, về không gian địa lý, đất nước là núi sông, rừng và bể.
Xem thêm: Bài văn kể chuyện về một việc làm khiến em ân hận
Nguyễn Khoa Điềm đã chia sẻ khái niệm đất nước thành hai yếu tố “Đất” và “nước”, sau đó tái hợp lại thành một chỉnh thể. Đất Nước được viết hoa trong toàn bộ tác phẩm trở thành một quan niệm, một cảm nhận của riêng ông về khái niệm Đất Nước.
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nươc là nơi em đánh rơi chiếc
khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi
Thời gian dài đằng đẵng, không gian rộng mênh mông, Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ. Đất là nơi chim về, nước là nơi rồng ở. Đất Nước là sự thống nhất của tất cả các phương diện không gian, thời gian, lịch sử truyền thống, cội nguồn tinh thần. Do đó Đất Nước chính là tất cả cuộc sống của mỗi con người, trở thành máu thịt và hành trang của mỗi người từ vật chất cho đến tinh thần, tình cảm. Đất Nước đã hóa thân vào mỗi cá nhân cho nên trong mỗi người đều có một phần của Đất Nước, trong cả anh và em hôm nay. Nhà thơ nói lên được một cách giản dị và bao quát sâu sắc về sự gắn bó máu thịt giữa số phận cá nhân với vận mệnh của cộng đồng Đất Nước, qua đó khẳng định trách nhiệm và nhiệm vụ của mỗi con người đối với Đất Nước của mình. Bằng những câu thơ chính luận, dứt khoát, có tính khẳng định cao đã thông qua hình thức tâm tình do anh và em Nguyễn Khoa Điềm đã diễn tả được một vấn đề có ý nghĩa tư tưởng lớn mong tầm vóc thời đại, thông qua một giọng điệu chữ tình nhẹ nhàng, dung dị rất dễ đi vào lòng người. Từ sự khái quát sinh động đó, giọn điệu trữ tình ấy tiếp túc diễn giải, phát triển mở rộng về sự hòa quyện của hai người sẽ trở thành một phần của cộng đồng, đưa Đất Nước đi lên, gắn kết với đồng bào cả nước như anh em máu thịt.
Xem thêm: Lập dàn ý hay kể lại câu truyện Thánh Gióng lớp 6
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Những suy tư đó mang nặng tính chất chiêm nghiệm, triết lý nhưng vẫn thấm đượm một màu sắc trữ tình giản dị mà sâu xa. Hạnh phúc lứa đôi còn là cơ sở bền chặt của tình yêu Đất Nước. Khi hai đứa cầm tay thì cũng là lúc Đất Nước hài hòa nồng thắm, vẹn toàn to lớn. Đó là sự thống nhất có tính biện chứng, chan hòa với cộng đồng Đất Nước, nói lên tinh thần của thời đại mới và trong xu thế suy tưởng vững chắc đó cảm hứng của nhà thơ hướng tới các thế hệ tương lai và những lời nhắn nhủ sáng ngời niềm tin.
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ này trong tuyến lửa ác liệt vào thời điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong giai đoạn gay go ác liệt nhất. Điều ấy cho thấy tình cảm Đất Nước khỏe khoắn, sâu nặng của ông. Từ những suy nghĩ sâu xa đó bải thơ đã dẫn đến trách nhiệm và bổn phận của chúng ta trong tư tưởng của mình phải có trách nhiệm với Đất Nước.
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
Đất Nước cũng chính là một phần tâm linh ngay trong máu thịt của mỗi người, trong cả anh và em hôm nay đều có Đất Nước. Giọng thơ đặc biệt xúc cảm của những người cùng thế hệ và giọng ân tình nhắn nhủ về tình yêu của anh và em Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên được sự thống nhất gắn bó giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và dân tộc. Trách nhiệm và bổn phận với Đất Nước chính là trách nhiệm đối với bản thân mình.
Phân tích bài thơ Đất Nước
Sang phần sau của bài thơ tác giả tập chung thể hiện cảm nhận của Đất Nước thông qua vẻ đẹp của những bình diện đó là chiều rộng của không gian địa lý, chiều dài của lịch sử và chiều sâu văn hóa. Thiên nhiên Đất Nước qua con mắt của Nguyễn Khoa Điềm là một sự quy tụ tập hợp của tất cả đóng góp của nhân dân vì chính nhân dân chứ không phải là ai khác vì thế hệ này qua thế hệ khác chiến và sáng tạo, lao động và hi sinh trên mỗi ngọn núi con sông, tấc đất này của Đất Nước, đặt tên gọi cho địa danh cho Đất Nước, họ hóa thân mình để trở thành đất đai xứ sở, dáng hình dân tộc cũng chính là nhân dân.
Xem thêm: Phân tích hình ảnh mùa xuân tuổi trẻ tình yêu trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Nói về vẻ đẹp của truyền thống lịch sử Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Rõ ràng đó là vẻ đẹp của cả một dân tộc ra trận, bốn nghìn năm bảo vệ Đất Nước, bảo vệ đất đai bờ cõi. Chính tinh thần đó mà họ đã làm lên lịch sử, làm lên những trang sử vẻ vang cho dân tộc Việt Nam.
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất nước
Những con người đó đã sống và cống hiến, họ truyền cho thế hệ mai sau những giá trị văn hóa, những truyền thống lịch sử vẻ vang. Nhưng không ai biết những con người đó là ai, không tên tuổi, không vang danh sử sách nhưng chính họ là những người đac làm nên Đất Nước. Mạch cảm xúc sau bao lâu dồn nén lại thì nay như được đẩy lên cao trào, làm nổi bật lên tư tưởng của toàn bài thơ.
Đất nước này là Đất nước nhân dân
Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại
Một định nghĩa giản dị về Đất Nước song lại chứa đựng biết bao ý nghĩa, chưa đựng bao nhiêu yêu thương của Nguyễn Khoa Điềm dành cho đất nước. Câu thơ khép lại nhưng tình yêu dành cho đất nước còn mãi trong trái tim của nhà thơ và cũng như của toàn bộ những người con của đất nước Lạc Hồng ngàn năm văn hiến.
Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đã góp vào trong mảng thơ ca về đất nước của văn học Việt Nam một định nghĩa mới mẻ, một tình yêu thương bao la chan chứa tình người. Cũng qua bài thơ ta như thấy được cội nguồn của Đất Nước, thấy được bề dày lịch sử của dân tộc để rồi từ đó càng phán đấu giữ gìn cho Đất Nước ngày càng tươi đẹp.
Nguyễn Ánh Liên
Thông tin cần xem thêm:
Hình Ảnh về Phân tích bài thơ Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Video về Phân tích bài thơ Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Wiki về Phân tích bài thơ Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Phân tích bài thơ Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Phân tích bài thơ Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm -
Đề bài: Phân tích bài thơ Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Bài làm
Trong quá trình vận động và phát triển của nền thơ ca thời kì kháng chiến chống Mỹ xuất hiện các nhà thơ trẻ, trong đó phải nhắc đến tên tuổi của Nguyễn Khoa Điềm. Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ có mặt và đi suốt cả chặng đường kháng chiến, và đã đánh dấu thành tựu của mình qua những chặng đường sáng tác. Phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm trong suốt thời kì kháng chiến là cảm hứng lớn về nhân dân và đất nước. Với Nguyễn Khoa Điềm tình yêu Đất Nước làm sống dậy trong trang thơ từ bốn năm của dân tộc. Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự hiện diện của những gì gần gũi nhất, thân thương của mỗi con người Việt Nam.
Phần đầu của bài thơ thể hiện một quan niệm độc đáo, nhưng bao quát, một tính chất thời đại về Đất Nước. Trước hết Đất Nước là những gì gần gũi, gắn bó nhất với từng con người Việt Nam, cũng là bộ phận nhân dân rộng lớn. Bằng những câu thơ có tính chất định nghĩa và bằng những dòng kể về những sự vật vốn rất bình thường mà mỗi chúng ta đều đã tiếp xúc, quen thuộc từ thuở ấu thơ để định nghĩa về khái niệm Đất Nước. Nguyễn Khoa Điềm đưa ra những khái niệm rất tự nhiên và dễ đi vào lòng người.
Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa
Ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết
trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng, hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
Khi xưa Đất Nước gắn liền với những huyền thoại, truyền thuyết, với những vương triều hùng mạnh. Ngày nay Nguyễn Khoa Điềm lại ngược với dòng cảm xúc của mình, trở về với hành trình gũi gũi mà xa xăm của lịch sử, gần gũi vói kí ức của tuổi ấu thơ. Đó là từ những ngày xửa, ngày xưa mẹ kể con nghe dưới những mái nhà đơn sơ nơi bà nhai những miếng trầu đỏ thắm. Đất Nước là cây tre ngan đời đánh giặc và nghĩa tình mẹ cha đằm thắm. Cội nguồn không có gì khác ngoài gia đình thân thuộc, ấm cúng. Những câu thơ nhẹ nhàng, ấm áp bay bổng trong đời và hòa trộn trong câu ca dao cổ tích. Đất Nước mà Nguyễn Khoa Điềm diễn tả là những gì có thể bắt gặp ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình, của mỗi con người. Để nói về lịch sử trường tồn của Đất Nước nhà thơ không bắt đầu bằng việc đưa ra các sử liệu mà bằng những gì gần gũi, quen thuộc trong đời sống của nhân dân, được gợi ra bởi chất liệu văn hóa dân gian, của ca dao, của tục ngữ. Những câu thơ mở đầu đã gợi ra những truyền thuyết cổ tích vào loại xa xưa nhất của dân tộc đó là câu chuyện trầu cau, là truyền thuyết thánh gióng là nền văn minh lúa nước đã hình thành từ thời âu lạc xa xưa. Đó là những cảm nhận về chiều sâu lịch sử của Đất Nước thể hiện ngay trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Đất Nước hiện lên nên thơ bay bổng và mỹ lệ. Trong con mắt tinh tế của Nguyễn Khoa Điềm Đất Nước còn là chiều rộng của không gian địa lý, Đất Nước trường tồn trong không gian và thời gian, về không gian địa lý, đất nước là núi sông, rừng và bể.
Xem thêm: Bài văn kể chuyện về một việc làm khiến em ân hận
Nguyễn Khoa Điềm đã chia sẻ khái niệm đất nước thành hai yếu tố “Đất” và “nước”, sau đó tái hợp lại thành một chỉnh thể. Đất Nước được viết hoa trong toàn bộ tác phẩm trở thành một quan niệm, một cảm nhận của riêng ông về khái niệm Đất Nước.
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nươc là nơi em đánh rơi chiếc
khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi
Thời gian dài đằng đẵng, không gian rộng mênh mông, Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ. Đất là nơi chim về, nước là nơi rồng ở. Đất Nước là sự thống nhất của tất cả các phương diện không gian, thời gian, lịch sử truyền thống, cội nguồn tinh thần. Do đó Đất Nước chính là tất cả cuộc sống của mỗi con người, trở thành máu thịt và hành trang của mỗi người từ vật chất cho đến tinh thần, tình cảm. Đất Nước đã hóa thân vào mỗi cá nhân cho nên trong mỗi người đều có một phần của Đất Nước, trong cả anh và em hôm nay. Nhà thơ nói lên được một cách giản dị và bao quát sâu sắc về sự gắn bó máu thịt giữa số phận cá nhân với vận mệnh của cộng đồng Đất Nước, qua đó khẳng định trách nhiệm và nhiệm vụ của mỗi con người đối với Đất Nước của mình. Bằng những câu thơ chính luận, dứt khoát, có tính khẳng định cao đã thông qua hình thức tâm tình do anh và em Nguyễn Khoa Điềm đã diễn tả được một vấn đề có ý nghĩa tư tưởng lớn mong tầm vóc thời đại, thông qua một giọng điệu chữ tình nhẹ nhàng, dung dị rất dễ đi vào lòng người. Từ sự khái quát sinh động đó, giọn điệu trữ tình ấy tiếp túc diễn giải, phát triển mở rộng về sự hòa quyện của hai người sẽ trở thành một phần của cộng đồng, đưa Đất Nước đi lên, gắn kết với đồng bào cả nước như anh em máu thịt.
Xem thêm: Lập dàn ý hay kể lại câu truyện Thánh Gióng lớp 6
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Những suy tư đó mang nặng tính chất chiêm nghiệm, triết lý nhưng vẫn thấm đượm một màu sắc trữ tình giản dị mà sâu xa. Hạnh phúc lứa đôi còn là cơ sở bền chặt của tình yêu Đất Nước. Khi hai đứa cầm tay thì cũng là lúc Đất Nước hài hòa nồng thắm, vẹn toàn to lớn. Đó là sự thống nhất có tính biện chứng, chan hòa với cộng đồng Đất Nước, nói lên tinh thần của thời đại mới và trong xu thế suy tưởng vững chắc đó cảm hứng của nhà thơ hướng tới các thế hệ tương lai và những lời nhắn nhủ sáng ngời niềm tin.
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ này trong tuyến lửa ác liệt vào thời điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong giai đoạn gay go ác liệt nhất. Điều ấy cho thấy tình cảm Đất Nước khỏe khoắn, sâu nặng của ông. Từ những suy nghĩ sâu xa đó bải thơ đã dẫn đến trách nhiệm và bổn phận của chúng ta trong tư tưởng của mình phải có trách nhiệm với Đất Nước.
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
Đất Nước cũng chính là một phần tâm linh ngay trong máu thịt của mỗi người, trong cả anh và em hôm nay đều có Đất Nước. Giọng thơ đặc biệt xúc cảm của những người cùng thế hệ và giọng ân tình nhắn nhủ về tình yêu của anh và em Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên được sự thống nhất gắn bó giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và dân tộc. Trách nhiệm và bổn phận với Đất Nước chính là trách nhiệm đối với bản thân mình.
Phân tích bài thơ Đất Nước
Sang phần sau của bài thơ tác giả tập chung thể hiện cảm nhận của Đất Nước thông qua vẻ đẹp của những bình diện đó là chiều rộng của không gian địa lý, chiều dài của lịch sử và chiều sâu văn hóa. Thiên nhiên Đất Nước qua con mắt của Nguyễn Khoa Điềm là một sự quy tụ tập hợp của tất cả đóng góp của nhân dân vì chính nhân dân chứ không phải là ai khác vì thế hệ này qua thế hệ khác chiến và sáng tạo, lao động và hi sinh trên mỗi ngọn núi con sông, tấc đất này của Đất Nước, đặt tên gọi cho địa danh cho Đất Nước, họ hóa thân mình để trở thành đất đai xứ sở, dáng hình dân tộc cũng chính là nhân dân.
Xem thêm: Phân tích hình ảnh mùa xuân tuổi trẻ tình yêu trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Nói về vẻ đẹp của truyền thống lịch sử Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Rõ ràng đó là vẻ đẹp của cả một dân tộc ra trận, bốn nghìn năm bảo vệ Đất Nước, bảo vệ đất đai bờ cõi. Chính tinh thần đó mà họ đã làm lên lịch sử, làm lên những trang sử vẻ vang cho dân tộc Việt Nam.
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất nước
Những con người đó đã sống và cống hiến, họ truyền cho thế hệ mai sau những giá trị văn hóa, những truyền thống lịch sử vẻ vang. Nhưng không ai biết những con người đó là ai, không tên tuổi, không vang danh sử sách nhưng chính họ là những người đac làm nên Đất Nước. Mạch cảm xúc sau bao lâu dồn nén lại thì nay như được đẩy lên cao trào, làm nổi bật lên tư tưởng của toàn bài thơ.
Đất nước này là Đất nước nhân dân
Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại
Một định nghĩa giản dị về Đất Nước song lại chứa đựng biết bao ý nghĩa, chưa đựng bao nhiêu yêu thương của Nguyễn Khoa Điềm dành cho đất nước. Câu thơ khép lại nhưng tình yêu dành cho đất nước còn mãi trong trái tim của nhà thơ và cũng như của toàn bộ những người con của đất nước Lạc Hồng ngàn năm văn hiến.
Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đã góp vào trong mảng thơ ca về đất nước của văn học Việt Nam một định nghĩa mới mẻ, một tình yêu thương bao la chan chứa tình người. Cũng qua bài thơ ta như thấy được cội nguồn của Đất Nước, thấy được bề dày lịch sử của dân tộc để rồi từ đó càng phán đấu giữ gìn cho Đất Nước ngày càng tươi đẹp.
Nguyễn Ánh Liên
Bạn thấy bài viết Phân tích bài thơ Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm có giải quyết đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Phân tích bài thơ Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm bên dưới để https://hubm.edu.vn/ có thể chỉnh sửa & cải thiện nội dung tốt hơn cho độc giả nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website ĐH KD & CN Hà Nội
Nguồn: hubm.edu.vn
Chuyên mục: Văn mẫu
#Phân #tích #bài #thơ #Đất #Nước #của #tác #giả #Nguyễn #Khoa #Điềm
Trả lời