Trọn bộ đề đọc hiểu văn bản Những tấm lòng cao cả hay nhất

Bộ sưu tập các chủ đề Đọc và hiểu những tấm lòng cao cả tốt nhất. Tổng hợp và sưu tầm các chuyên đề Đọc hiểu đầy đủ nhất.
Đọc hiểu Những tấm lòng cao cả – Đề 1
Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới.
“Enrico con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.
…Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát”.
(Trích “Những tấm lòng cao cả”, Edmondodo Amixi, Dịch giả: Hoàng Thiếu Sơn)
Câu hỏi 1: (1,0 điểm) Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
Câu hỏi 2. (1,0 điểm) Cụm từ “Tên lính nhỏ” ở vị trí đoạn 2 dòng đầu tiên trong đoạn trích trên dùng để chỉ ai?
Câu hỏi 3. (2,0 điểm) Trong doạn trích trên đã sử dụng biện pháp tu từ gì và chỉ ra công dụng của nó?
Câu trả lời
1, PTBD chính: tự truyện và biểu cảm
2. Cụm từ “Tên lính nhỏ” dung để chỉ Enrico
3. Đoạn trích trên sử dụng phép tu từ liên kê. Người cha đã đưa ra một các loạt ví dụ về những câu chuyện đi học của những người thợ, những cô thiếu nữ, những binh lính, Cho đến những trẻ mù, trẻ câm. Mọi người đều đến trường đi học dù cho họ có làm lùm vất vả. Phép tu từ liệt kê được sử dụng giúp cho lời nói của người cha trở nên thuyết phục và sâu sắc hơn.
Đọc hiểu Những tấm lòng cao cả – Đề 2
Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới.
“Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.
Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ra. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bạo, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. (…) Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố! Trình độ giáo dục của một dân tộc có thể đánh giá qua thái độ của con người trên đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.
(Theo Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả, NXB Văn học, Hà Nội, 2002)
Câu hỏi 1 (0.5 điểm): Xác định PTBD chính của đoạn văn bản?
Câu hỏi 2 (0.75 điểm): Sau khi đọc đoạn văn trên, Anh/Chị hãy cho biết ý nghĩa của những tấm lòng trong cuộc sống?
Câu hỏi 3 (0.75 điểm): Tại sao người cha lại khuyên con rằng: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.
Câu hỏi 4 (1,0 điểm): Theo Anh/Chị trong xã hội hiện nay, chúng ta phải làm gì để tấm lòng không thành ra sắt đá?
CÂU TRẢ LỜI
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2: Ý nghĩa của những tấm lòng trong cuộc sống: cuộc sống trở nên hạnh phúc, tươi đẹp, văn minh hơn khi mang đến sự ấm áp của tình người, động viên, giúp đỡ, cứu vớt con người. Làm cho sự sống của mình ý nghĩa hơn…
Câu 3:
– Biết mở lòng yêu thương, quan tâm, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, không vô cảm trước con người
– Không làm ra những chuyện trái vưới đạo đức con người , những hành xử thiếu văn hóa và tình người, những hành động vô nhân tính,…
Nguồn: hubm.edu.vn
#Những #tấm #lòng #cao #cả